Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch là yếu tố quan trọng trong phát triển đô thị và nông thôn, nhằm hạn chế sự phát triển chồng chéo, quy hoạch treo, gây thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Quy hoạch tốt sẽ hạn chế được lãng phí trong đầu tư xây dựng.
|
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2017, Bộ đã tổ chức lập, thẩm định, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 đồ án và 03 nhiệm vụ quy hoạch; tổ chức thẩm định nhiệm vụ 02 đồ án quy hoạch chung khu chức năng đặc thù 05 đồ án quy hoạch vùng; hoàn thành việc tổ chức lập, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ 02 đồ quy hoạch vùng TP Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ chức nghiên cứu lập nhiệm vụ quy hoạch cho một số vùng liên tỉnh, khu chức năng đặc thù; hoàn thành nghiên cứu thí điểm 08 thiết kế đô thị mẫu đặc trưng theo vùng, miền công bố và tổ chức thực hiện 02 đồ án quy hoạch vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2017. Tỷ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 99,4%.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bộ Xây dựng đang triển khai kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn về quản lý xây dựng theo quy hoạch Nông thôn mới tại các địa phương; tổ chức triển khai đề án “Xây dựng Nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017; tham gia ý kiến về các đồ án quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị.
Tổ chức triển khai thực hiện các đồ án chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý IV/2016); tập trung nghiên cứu xây dựng 02 đồ án Quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn theo phân cấp.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật theo hướng phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các điều kiện yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển xanh.
Nghiên cứu điều chỉnh Chiến lược phát triển đô thị quốc gia, xây dựng Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2020-2030, kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó tập trung nghiên cứu: Lồng ghép những nội dung về ứng phó với biến đổi khí hậu trong các văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới; xây dựng khung hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đô thị và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho đô thị; điều chỉnh định hướng quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2025 có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch chung các đô thị thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đề xuất nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị...
Triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Bộ đã xác định danh mục, nội dung cần điều chỉnh, bổ sung liên quan đến bảo vệ môi trường trong các đồ án quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật; thực hiện rà soát, hoàn thiện các định mức, chi phí bảo vệ môi trường đã xây dựng kế hoạch truyền thông về cấp nước an toàn lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu; kiểm tra, rà soát cao độ nền các khu vực đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết tình trạng ngập úng trong đô thị đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Đến nay đã có 51/63 địa phương triển khai thực hiện lập chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh. Một số địa phương đã hình thành các khu vực phát triển đô thị; hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các dự án mới theo quy định, từng bước tạo sự thống nhất trong quy trình triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị; ban hành các quy định quản lý về phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam, công tác quy hoạch cần tập trung hơn nữa đến việc lập quy hoạch phân khu, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, từ đó công khai, minh bạch trong lập quy hoạch, làm tốt quy hoạch sẽ không cần phải cấp phép xây dựng, như TP Hồ Chí Minh, từ đó sẽ giảm được nhiều thủ tục phiền hà như hiện nay.
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây dựng
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: