Cuộc tranh cãi về việc có nên để bất động sản rơi tự do, hàng loạt vụ khiếu kiện giữa khách hàng và chủ đầu tư, cuộc đua hóa kiếp nhà ở thương mại diễn ra ở cả Hà Nội và TP HCM... đã hâm nóng thị trường tháng 3.
Gói hỗ trợ lãi suất 6% trị giá 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho người thu nhập thấp vay mua nhà còn chưa kịp thực hiện nhưng đã xảy ra cuộc tranh cãi về việc có nên cứu bất động sản hay không. Tiến sĩ Alan Phan, chuyên gia kinh tế cho rằng nên để bất động sản tiếp tục "rơi tự do" sau đó sẽ tự điều chỉnh, chứ không nên sử dụng gói hỗ trợ. Ông lo ngại nguy cơ lạm phát nếu Chính phủ tung ra gói cứu trợ này. Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu không cứu, có thể giá địa ốc còn giảm thêm 30-50% nữa.
TS Alan Phan cho rằng nếu để bất động sản rơi tự do, giá có thể giảm thêm 30-50% nữa. Ảnh: Hoàng Hà
|
Không đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Alan Phan, hơn 1.000 hội viên Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp để xây dựng chủ yếu đều phải nhập nên đã góp phần rất lớn đội giá địa ốc lên cao. Những nhà làm bất động sản cũng cho rằng nếu phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra với những người đã góp vốn mua nhà, hơn nữa cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ vô cùng khó khăn.
Trước những "chất vấn" của hội viên bất động sản, ông Alan Phan cho rằng các nhà đầu tư vin vào lý do giá đất, nguyên vật liệu, chi phí bôi trơn... để giải thích việc giá nhà cao ngất trời cho thấy cách làm ăn thiếu hiệu quả cũng như sự yếu kém của các quyết định bầy đàn và chụp giật.
Giai đoạn 1995-2006, khi giá nhà đất lên cao, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp. Nay, việc các nhà đầu tư trông chờ vào Chính phủ giải cứu, được ông Alan Phan ví von với tình huống các “cầu thủ” yêu cầu trọng tài áp dụng luật chơi mới khi trận bóng đã đi quá nửa.
Giá nhà ở Việt Nam quá cao
Câu chuyện về giá nhà tại Việt Nam một lần nữa lại thu hút sự chú ý của dư luận khi một chuyên gia Quản lý bất động sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông Sam Cucurullo cho biết cảm thấy sững sờ với giá nhà Việt Nam. Trước đó, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cho biết, giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân của người lao động. Giá nhà ở lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá bất động sản trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái Lan 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.
Chạy đua hóa kiếp nhà thương mại
Để tăng tính thanh khoản, các chủ đầu tư đang trong cuộc chạy đua hóa kiếp nhà thương mại thành nhà ở xã hội. Tại TP HCM, Công ty 584, Công ty Việt Liên Á, Công ty Lan Phương... đều đang tính toán việc "gắn mác" nhà ở xã hội cho các dự án của mình. Ở Hà Nội, Công ty Licogi 18 cũng dự định xin chuyển một dự án thành nhà ở xã hội. Trước đó, chủ đầu tư dự án Trung Văn, Tổ hợp chung cư AZ Thăng Long, Khu nhà ở thương mại cao tầng đô thị Sông Đà... đều xin chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội.
Khách hàng lại đồng loạt bao vây chủ đầu tư 'đòi nhà'
Hàng loạt vụ khiếu kiện của khách hàng và chủ đầu tư tiếp tục xảy ra trong tháng 3. Khách hàng Chung cư C2 Xuân Đỉnh (Hà Nội), Petrolandmark (TP HCM) để đòi nhà. Khoảng 100 khách mua nhà 52 Lĩnh Nam (Hà Nội) cũng cho biết đã cầu cứu Bộ Xây dựng sau khi những mâu thuẫn với chủ đầu tư không được giải quyết.
25 khách hàng tại dự án Splendora, Bắc An Khánh do Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) làm chủ đầu tư cũng cho biết đang có đơn kiện chủ đầu tư do thi công nhà kém chất lượng.
Về hoạt động mở bán, tháng 3, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM có 8 dự án căn hộ được chào hàng, trong đó, giá cao nhất đối với loại căn hộ là 25 triệu đồng một m2.
Dưới đây là giá tham khảo một số dự án được mở bán trong tháng 3 theo dữ liệu cập nhật của Home Direct:
DiaOcOnline.vn - Theo VnExpress
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: