Đây là khẳng định của ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng tại buổi Bàn tròn trực tuyến về Vốn cho bất động sản trong thời bĩ cực do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 12/7.
Không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cũng lợi dụng lúc thị trường khó khăn, lấy lý do để "bán lúa non" dự án
|
Thông tin sau chủ trương siết chặt tín dụng của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp vì lý do thị trường trầm lắng, giảm giá mà dẫn tới phá sản, phải bán tháo dự án của mình, ông Thiện đặt nghi vấn về mức độ tin cậy.
Ông Thiện cho rằng, không loại trừ trường hợp doanh nghiệp lợi dụng lúc thị trường khó khăn, lấy đây làm lý do để "bán lúa non" dự án. “Nếu doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khi tham gia dự án BĐS, tức bản thân họ phải có vốn từ 15-20% thì mức giảm giá chỉ 1-2% so với đầu 2010 của thị trường, cộng thêm mức độ trượt giá của đồng tiền chăng nữa, cũng chưa ảnh hưởng đến độ doanh nghiệp phá sản” – ông Thiện khẳng định.
Theo con số thống kê của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS cả nước nói chung và hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM nói riêng trong 6 tháng đầu năm 2011 vẫn tương đối bình ổn. Thị trường có chững lại, có hiện tượng giảm giá ở một số dự án, khu vực so với giữa năm 2010, nhưng mức giảm nhìn chung chưa quá mạnh so với đầu 2010.
Nhìn nhận về khu vực thì phía Nam trong nửa năm đầu, đặc biệt là tháng 6/2011 có mức giảm giá khoảng 5% so tháng 6/2010. Theo ông Thiện, mức giảm này chưa đến độ gây khó khăn thực sự cho doanh nghiệp vì so với đầu năm 2010, thị trường phía Nam hiện chỉ giảm giá khoảng 1-2%. Còn phía Bắc thì đỡ khó hơn rất nhiều khi so với đầu năm 2010, thị trường hiện vẫn được ghi nhận tăng giá hơn khoảng 1-2%. Nếu so với giữa năm ngoái, thị trường hiện có giảm nhẹ ở mức một vài % bởi quý II/2010 là thời điểm BĐS Hà Nội bắt đầu tăng giá rất cao.
Trước thông tin mới đây Bộ Xây dựng có đề xuất gửi Ngân hàng Nhà nước nhằm nới lỏng tín dụng, giải cứu thị trường BĐS, ông Thiện khẳng định, BĐS chưa cần đến các biện pháp "giải cứu". "Việc dư luận nhìn nhận động thái đề xuất của Bộ Xây dựng với Chính phủ về linh hoạt và hợp lý trong điều chuyển, phân bổ tín dụng giữa các khoản mục BĐS mới đây là "giải cứu", tạo điều kiện cho một số nhóm lợi ích là chưa đúng, hơi nặng nề thái quá" - ông Thiện cho hay.
Theo ông Thiện, đề xuất của Bộ Xây dựng nhằm hướng đến sự ổn định, phát triển bền vững của cả thị trường. Nói cách khác, động thái này nhằm đề xuất một phương thức phối hợp giữa Ngân hàng và Bộ Xây dựng trong sử dụng nguồn vốn sao cho tiết kiệm nhất mà có hiệu quả tối đa. Đây cũng là đòn bẩy rất tốt trong việc kích cầu tiêu dùng và nguồn lực của xã hội tới các phân khúc thiết yếu.
DiaOcOnline.vn - Theo DĐDN
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: