Đánh giá về việc đất nền vùng ven TP.HCM tăng giá trong thời gian qua, có người cho là chuyện bình thường, có người lo sốt ảo.
Trước thực trạng giá đất nền vùng ven TP.HCM tăng nhanh, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lo lắng đến mức phải tuyên bố chỉ đạo cơ quan công an vào cuộc để điều tra "cò" thổi giá.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì hiện tượng tăng giá nhanh là do nhiều yếu tố. Giá đất tăng "chưa phải là bong bóng địa ốc.." nói theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM.
Sức hút hạ tầng
Theo ghi nhận của PV VTC News, giá đất nền tại khu Đông TP.HCM tăng nhanh trong thời gian qua. Sau hàng loạt động thái của chính quyền TP.HCM như bác bỏ thông tin lên quận, khẳng định nhiều thông tin hạ tầng chỉ mới là chủ trương... nhưng thời điểm hiện tại, thị trường đất nền mặc dù đã giảm bớt số lượng nhà đầu tư tìm mua đất, nhưng giá không hề giảm, thậm chì còn tiếp tục tăng.
Trở lại thời điểm cách đây 6 tháng, ít ai nghĩ rằng khu vực đất mặt tiền đường Nguyễn Xiển, Q.9, TP.HCM, cách cầu Đồng Nai chỉ 5km lại có giá bán từ khoảng 28 – 30 triệu đồng/m2. Với những khu đất trong hẻm, giá cũng cao ngất từ 20 – 22 triệu đồng/m2. Thậm chí, đất phân lô bán nền có mặt tiền đường khoảng 6 - 8m giá cũng không thua mặt tiền đường Nguyễn Xiển.
Giá đất nền vùng ven TP.HCM tăng nhanh khiến nhiều người lo ảo. Tuy nhiên, lý do chính khiến nhà đầu tư tìm đến khu vực này là do nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm đang được TP triển khai.
Giá đất sẽ là "ảo", là "bong bóng" nếu những công trình trọng điểm trên chỉ dừng ở mức chủ trương, hoặc triển khai trên giấy.
"Tôi nhờ người kiếm cho một khu đất có vị trí đẹp, mặt tiền đường Hoàng Hữu Nam để sau này mở điểm kinh doanh, nhưng tính từ lúc tìm được cho đến lúc mua, mà giá thay đổi 2 lần. Nhưng tôi vẫn quyết định mua vì tính ra mức giá 35 triệu/m2 vẫn chấp nhận được sau khi bệnh viện và bến xe đi vào hoạt động.." anh T., một bác sĩ thẩm mỹ ở quận 10, kể.
Không phải tự nhiên mà nhiều nhà đầu tư tìm mua đất vùng ven. Tại khu vực Thủ Đức, quận 9, chỉ điểm sơ danh sách những công trình trọng điểm đang triển khai, có thể thấy đây là khu vực tiềm năng. Hàng loạt công trình trọng điểm có thể kể đến như bến xe miền Đông, tuyến metro, đường vành đai, khu đô thị Vincom, khu công nghệ cao, bệnh viện Ung bướu...
Những công trình này đã thu hút sự quan tậm của nhà đầu tư, của người dân có nhu cầu ở. Lâu nay ít người quan tâm đến quận 9 chỉ vì thiếu hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội. Khi những yếu tố này được đáp ứng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Nếu như trước đây, khu vực phường Long Bình, muốn di chuyển về trung tâm thành phố, là chuyện khó khăn. Nhưng việc hình thành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Vành Đai 3,.. việc di chuyển không còn là rào cản, thời gian di chuyển vào trung tâm TP.HCM chỉ khoảng 10 phút. Nhiều ý kiến cảnh báo khi những công trình được đưa vào sử dụng, sẽ có những đợt biến động về giá đất tại đây.
Tương tự khu Đông, khu Nam cũng có nhiều biến động về giá trị đất. Khu vực huyện Nhà Bè, giá đất cũng tăng từ 30-50%. Cụ thể, trên các trục đường Huỳnh Tấn Phát (xã Phú Xuân), đường Bờ Tây kênh Cây Khô, Đào Sư Tích (xã Phước Lộc), Phạm Hữu Lầu (xã Phước Kiển), giá đất nóng hầm hập.
Sức hút từ hạ tầng thể hiện rõ nét. Khi TP.HCM công bố chấp thuận xây cầu Cần Giờ, thì giá đất cả huyện biến động. Theo anh Hiền, môi giới tự do, bình thường đất ven phà Bình Khánh, từ khu chế xuất Tân Thuận đến cuối đường Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè) được chào giá khoảng 10 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay đã lên 18 triệu đồng/m2. Không chỉ Nhà Bè, phía huyện cần Giờ, đất bình thường cũng chỉ bán với giá 5-7 triệu/m2, nhưng từ đầu năm đến nay đã "nhảy" lên đến gần 20 triệu/m2.
Dự án Green Riverside, huyện Nhà Bè, gần phà Bình Khánh cách đây khoảng 4 tháng đang rao bán với giá 20-24 triệu đồng/m2, hiện nay đã tăng lên khoảng trên dưới 40 triệu đồng/m2.
Khu vực phía Tây và Nam thành phố, những thông tin quy hoạch như bến xe Miền Tây cũ sẽ được di dời và đất khu vực này sẽ được sử dụng để xây trung tâm thương mại; Quốc lộ 1A nối TP.HCM - Long An sắp mở rộng; hầm chui Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (huyện Nhà Bè), hầm chui An Sương (huyện Hóc Môn) sắp khởi công...cũng đã kéo giá đất nhảy lên cao hơn nhiều.
Đơn cử, đất mặt tiền đường song hành Quốc lộ 22 (huyện Hóc Môn)... tăng ở mức khiêm tốn nhất cũng đã nhích từ 13-14 triệu/m2 lên 17-18 triệu/m2.
Trên đường Hà Duy Phiên, Nguyễn Thị Rành… nơi được cho là sẽ xây siêu dự án 15.000 hecta, giá đất ruộng, đất vườn đến đất thổ cư đều tăng cao ngất ngưởng. Chị Nga, môi giới tự do khu vực này giới thiệu thửa đất 450m2 thuộc đất trồng cây lâu năm, giá 8 triệu đồng/m2. Tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi nhiều khu vực giá còn “đỉnh” hơn, từ khoảng 3 triệu - 15 triệu đồng/m2.
Nhu cầu có thực
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển, TP.HCM có khoảng 500.000 hộ chưa có nhà, trong đó khoảng 81.000 hộ cần nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020. Dân số TPHCM hiện nay khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư, chiếm khoảng 23% dân số. Còn theo thống kê của Sở Xây dựng TPHCM, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 476.000 hộ dân chưa có nhà ở ổn định hoặc vẫn sống chung với người thân.
Các biển quảng cáo đất xuất hiện nhan nhản trên đường phố. |
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: