Sẽ cần tới 26.000 tỉ đồng để điều chỉnh lại địa giới hành chính của 6 tỉnh, song điều này không đáng lo, đại diện Chính phủ cố thuyết phục các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp sáng 14-5.
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình bảo vệ đề án. Ảnh TH
|
Số tiền này để giúp chia lại một số thị xã, huyện thuộc 6 tỉnh bao gồm Thanh Hóa, Trà Vinh, Hậu Giang, Bình Phước, Thái Nguyên và Bạc Liêu.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu khẳng định, trong 26.000 tỉ đồng, chỉ có 1.700 tỉ đồng là từ ngân sách trung ương; phần lớn còn lại là ngân sách địa phương và các nguồn khác.
Ông Thu nói: “1.700 tỉ đồng hoàn toàn có thể cân đối được trong 5 năm tới”. Ông khẳng định, tất cả các tỉnh đều “còn dư địa” ngân sách để đầu tư mới, song không giải thích cụ thể thêm về nguồn vốn của ngân sách địa phương và các nguồn khác.
Giải thích của Thứ trưởng Thu là để đáp lại băn khoăn của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển.
Ông Hiển nói: “Tôi thực sự lo lắng… Sau khi điều chỉnh thì cần số lượng tiền rất lớn (để xây dựng cơ sở hạ tầng), không hiểu lấy nguồn lực ở đâu." Ông Hiển cho rằng phải tránh tình trạng để các địa phương xây dựng các mục tiêu nhưng nguồn lực không có và sau đó xin Trung ương. Như thế là trái với quy định.
Bảo vệ đề án, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình khăng khăng là dù có thay đổi địa giới hành chính, thì bộ máy nhà nước “không tăng biên chế”.
Về điều này, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, “Chính phủ khẳng định biên chế không tăng nhưng chi phí trả lương là tăng”.
Tuy vậy, đề án này cũng được “bật đèn xanh” để đưa ra kỳ họp Quốc hội sắp tới.
DiaOcOnline.vn - Theo TBKTSG
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: