Ngày 10/3, ông Peter A.Barge, Tổng giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Jones Lang LaSalle - công ty quản lý tiền tệ và dịch vụ bất động sản hàng đầu thế giới - đã có chuyến thăm Việt Nam.
Nhân dịp này, Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Peter A.Barge về những tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam.
* Ông nhận định thế nào về thị trường bất động sản tại Việt Nam hiện nay và ông có thể cho một so sánh về tốc độ tăng trưởng của thị trường này so với thị trường các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Jones Lang LaSalle có hoạt động, thưa ông?
Jones Lang LaSalle có mặt trên thế giới từ rất lâu rồi mà cách nhận định về thị trường của chúng tôi là theo cách nhận định dài hạn chứ không phải theo từng năm một, nên chúng tôi nhìn viễn cảnh của Việt Nam trong vòng từ 20-50 năm tới để quyết định kế hoạch đầu tư.
Việt Nam đang là một thị trường đang phát triển trên nhiều phương diện khác nhau. Chúng tôi nhận định đây là một thị trường phát triển tốt về nhiều mặt. Khách hàng của chúng tôi cũng muốn đa dạng hóa rủi ro của họ khi đầu tư vào các thị trường mới.
Hiện nay đang có một số rủi ro tại các thị trường, như ở Trung Quốc thì dân số đang già đi, ở Ấn Độ thì giá cả ngày càng tăng lên... Riêng Việt Nam thì được đánh giá như là một thị trường tiềm năng.
Nếu nói về so sánh thì Việt Nam có một số hạn chế nhất định mà nói ra thì cũng không có gì mới lắm.
Sự thiếu minh bạch mà Việt Nam cần cố gắng khắc phục, giá cả bất động sản quá cao và phát triển quá “nóng”, cơ sở hạ tầng cũng cần có sự đầu tư cải thiện rất nhiều của xã hội nếu Việt Nam muốn phát triển hết tiềm năng của nó, nhưng hiện nay Nhà nước không có đủ ngân sách đó, do đó cần có nhiều sự đầu tư từ phía tư nhân.
Ngoài ra, hệ thống giáo dục cũng cần được đầu tư thêm nhiều hơn. Nói chung thì đây chưa hẳn là một môi trường trong kinh doanh vì còn rất nhiều cản trở như khung pháp lý, các thủ tục còn tốn nhiều thời gian những vấn đề này cũng đã xảy ra và cũng là cản trở tại các thị trường lớn như Ấn Độ và Trung Quốc nhưng mà vì họ phát triển trước và lâu rồi nên họ đã cải thiện được phần nào những vấn đề này.
Tương tự như các thị trường mới nổi khác, Việt Nam cũng cần một thời gian để rút kinh nghiệm. Ví dụ như thị trường bất động sản về nhà ở phát triển quá “nóng” nên cần phải điều tiết thế nào để nó không tác động đến các thị trường khác như đất xây dựng cao ốc văn phòng, khách sạn, cần nên xem xét để có các chính sách phù hợp để các thị trường được cân xứng và phát triển đồng đều.
* Xu hướng hiện nay tại Việt Nam là có nhiều ngân hàng cung cấp khoản vay cho kinh doanh bất động sản. Theo ông, đây có phải là một tín hiệu tốt?
Theo tôi, việc các ngân hàng cung cấp các khoản vay là một điều tốt. Việt Nam là một nước có mức độ đô thị hóa thấp nhất nên việc gia tăng nhà ở là việc nên có, nhưng điều mà chúng ta không muốn có là những người chuyên kinh doanh nhà ở mua để đầu cơ kiếm lời.
Hiện nay Chính phủ Việt Nam cũng đã có một số biện pháp để hạn chế bớt tình hình này. Nhưng điều quan trọng nhất là, để có thể kiểm soát được vấn đề này, cần chính sách thuế chỉ tác động đến nhóm đầu cơ chứ không tác động đến đối tượng rộng rãi đang có nhu cầu thật sự về nhà ở. Việc cho vay của ngân hàng là điều tốt đối với các đối tượng có nhu cầu thực về nhà ở.
* Vậy bước phát triển tiếp theo của Jones Lang LaSalle Việt Nam là gì, thưa ông?
Có mặt tại Việt Nam gần 2 năm nay, Jones Lang LaSalle hiện đang phát triển nhiều hoạt động tại Tp.HCM và Hà Nội. Hiện nay những dịch vụ chính mà Jones Lang LaSalle đang cung cấp tại Việt Nam gồm tư vấn cho các doanh nghiệp về đầu tư bất động sản, tư vấn về thị trường bất động sản, nghiên cứu thị trường.
Đây chỉ là khoảng 25% trên tổng số các loại hình dịch vụ rất đa dạng mà Jones Lang LaSalle cung cấp trên thế giới. Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ tìm được đối tác và nhân tố cần thiết cho việc phát triển. Hiện nay thách thức lớn nhất vẫn là tìm được nguồn nhân lực có thực lực.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: