Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi. |
Việc Ngân hàng nhà nước ra quyết định hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã khiến cho các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đến hạn.
Để hiểu thêm về những khó khăn ngân hàng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi - chuyên gia kinh tế về vấn đề này.
* Thưa bà, sắp tới thời điểm ngày 30/6 hạn chót để các ngân hàng giảm tỉ lệ dự nợ tín dụng cho vay phi sản xuất xuống 22%. Bản thân các ngân hàng gặp khó khăn gì không?
Ngân hàng Nhà nước đưa ra quyết định giảm tỉ lệ dư nợ cho vay tín dụng phi sản xuất xuống 22% vào 30/6 và 16% đến 31/12/2011, chính sách này đã được các ngân hàng bắt đầu triển khai từ hồi tháng 3.
Thực tế cho thấy một số ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn bởi hầu hết các ngân hàng cho vay tín dụng phi sản xuất trên 25%, trong khi đó việc cho vay phi sản xuất bóc tách nhiều vấn đề ví dụ như cho vay tiêu dùng mà đối tượng đi vay mua nhà thì không phải dễ dàng có thể trả ngay và thường cho vay trung và dài hạn.
Dạng thứ hai, cho vay bất động sản phục vụ cho nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng là trung và dài hạn… Đây là cái rất khó để kéo dư nợ từ mấy chục phần trăm xuống còn 22%.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, mức trần lãi suất huy động của các ngân hàng là 14% tuy nhiên do tỉ lệ lạm phát rất cao nên với mức 14%/năm, các ngân hàng không thể dễ dàng huy động được.
Đầu vào khó khăn khiến đầu ra bị đẩy lên cao, tới 17-18% khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể chịu đựng được. Chỉ có lĩnh vực cho vay phi sản xuất đặc biệt lĩnh vực đầu cơ kinh doanh bất động sản chấp nhận lãi suất đó. Nếu hạn chế kênh này thì ảnh hưởng lớn đến mức độ kinh doanh các nhân hàng nhỏ.
* Có ý kiến cho rằng, nhiều ngân hàng sẽ lách bằng việc cho vay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thay bằng cho vay các dự án bất động sản. Đấy có phải cách các ngân hàng dễ sử dụng nhằm chuyển khoản nợ này sang hình thức khác không thưa bà?
Đây là một vấn đề mà ngân hàng nhà nước cần quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Đáng lẽ ra cần bóc tách việc cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất rõ ràng hơn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay cho vay cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất kinh doanh khi nền kinh tế vĩ mô ổn định thì không nhất thiết phải hạn chế. Tuy nhiên, do lạm phát đang có xu hướng tăng cao, thực chất đầu tư bất động sản không tạo ra lợi nhuận như chúng ta mong muốn nên vốn lại bị đọng ở đó.
Nếu các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư hạ tầng sản xuất kinh doanh để có điều kiện xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị thậm chí xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên… thì cũng cần phải xem xét bởi trong bối cảnh này nhà nước đang muốn hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh đích thực dù rằng đây là hướng tích cực
* Theo bà, việc dừng cho vay đột ngột đối với lĩnh vực phi sản xuất sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với người đi vay vốn?
Ngân hàng tạm thời buộc phải dừng lại các khoản vay lĩnh vực phi sản xuất gây ảnh hưởng rất lớn đến người vay vốn. Thực chất, khi ngân hàng tiếp tục cho vay các khoản tín dụng cho vay trước đó có khả năng thu hồi được nhưng nếu dừng, bản thân các ngân hàng cũng gặp rủi ro lớn bởi vòng chu chuyển vốn chưa kết thúc cũng như bất động sản không phải muốn bán lúc nào là bán được.
Ngân hàng vẫn tiếp vốn cho các doanh nghiệp lại không đáp ứng được yêu cầu giảm tỉ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất xuống 22%. Nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỉ lệ dự trữ bắt buộc chi phí vốn của các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên rất nhiều. Đấy là rủi ro cho chính các tổ chức tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng phải cân nhắc giữa cái được và cái mất để đưa ra quyết định.
Xin cảm ơn bà!
DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: