Ngày 14.11.2011, ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành công văn số 8844/NHNN-CSTT về hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2011. Liệu đây có phải là dấu hiệu của sự nới lỏng tăng trưởng tín dụng, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS)?
Nới tỷ lệ tăng trưởng tín dụng có điều kiện
Công văn 8844 của ngân hàng Nhà nước sẽ tác động khá mạnh thị trường BĐS chủ yếu ở khía cạnh… tâm lý. Ảnh: L.Q.N |
Tiến sĩ Trần Du Lịch, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội:
NHNN đang điều hành linh hoạt
Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ là chính sách tín dụng “chặt chẽ, thận trọng” và điều hành “linh hoạt”. Nhưng trong thực hiện, tôi cho là có sự máy móc, áp dụng cào bằng với các tổ chức tín dụng trong việc cho vay, kể cả sản xuất, phi sản xuất. Giờ NHNN điều chỉnh cho linh hoạt hơn, có phân biệt và đặt ra đối tượng cho vay. Nắm chắc, đánh giá hiệu quả dự án, cho vay đúng đối tượng thì dòng vốn cho vay sẽ phát huy hiệu quả, giúp phục hồi sản xuất để doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn.
Thời gian qua ta thực hiện biện pháp gọi là siết chặt, hạn chế cho vay với khu vực gọi là phi sản xuất, đặc biệt với thị trường bất động sản, làm cho thị trường này không có cơ hội phục hồi. Chúng ta thừa cao ốc văn phòng, thừa các căn hộ chung cư cao cấp nhưng hoàn toàn thiếu những căn hộ cho những người có thu nhập trung bình. Vậy tại sao chúng ta không có chính sách tín dụng tốt phục vụ đối tượng này coi như điểm đột phá, hâm nóng thị trường bất động sản và giải quyết những khó khăn cho các ngành liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, tạo tác động lan toả đến nền kinh tế.
Không nên lo rằng chính sách như vậy ảnh hưởng đến lạm phát, trái với chủ trương trong nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 là dưới 20%. Bây giờ chúng ta còn quá xa để đạt mục tiêu này. Cho nên dù có nới đi nữa, mức tăng trưởng tín dụng vẫn ở trong tầm kiểm soát được.
Như vậy là nới lỏng tín dụng
Công văn 8844 của NHNN đã nới lỏng tín dụng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, có khả năng một số TCTD được xem xét tăng trưởng tín dụng trên 20%. Thứ hai, việc loại bốn đối tượng liên quan đến BĐS nêu trên ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất một mặt làm tăng tín dụng cho bốn đối tượng này, mặt khác sẽ làm tăng tín dụng cho lĩnh vực BĐS. Như vậy công văn 8844 thực chất là việc NHNN nới lỏng tín dụng cho hệ thống ngân hàng mà đặc biệt là tín dụng vào BĐS.
Điều này chắc chắn là tin vui cho rất nhiều ngân hàng và các doanh nghiệp BĐS, bởi vì rõ ràng đây thực sự là hành động giải cứu thị trường BĐS vốn đang rất ảm đạm hiện nay. Điều này cũng phần nào cho thấy sự kiên định chính sách của NHNN đặt ra từ đầu năm đã không được duy trì, dù thời gian còn lại của năm 2011 không còn nhiều. Lợi ích của chính sách này chưa thấy đâu nhưng hệ luỵ của nó có thể thấy ngay trước mắt:
Thứ nhất, kỷ cương chính sách tiền tệ một lần nữa không được giữ vững dưới áp lực tăng trưởng kinh tế cũng như áp lực giải cứu ngành BĐS và sau đó là hệ thống ngân hàng. Hệ luỵ của việc không giữ vững kỷ cương ngân sách này là các doanh nghiệp BĐS, các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục đầu tư rủi ro bởi vì NHNN cuối cùng rồi cũng sẽ cứu nếu họ gặp khó khăn.
Thứ hai, với mức giá đang cao ngất ngưởng so với thu nhập của người dân hiện nay, thị trường BĐS Việt Nam được xem là thừa cung. Điều này đã làm cho thị trường đang rất kỳ vọng chính sách thắt chặt tín dụng vào BĐS của NHNN sẽ giúp giá BĐS giảm về mức hợp lý. Do đó, việc NHNN cho phép các ngân hàng tiếp tục đổ tiền vào các doanh nghiệp BĐS chẳng khác nào tiếp tục nuôi sống các doanh nghiệp này và giữ giá BĐS ở mức cao. Qua đó dập tắt luôn hy vọng mua được nhà ở mức hợp lý của rất nhiều người dân.
Thứ ba, các TCTD ở Việt Nam có tiền lệ lách luật rất linh hoạt. Do vậy, với những quy định có tính “trừu tượng” như ở công văn 8844 nêu trên thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu các TCTD tiếp tục linh hoạt qua mặt cơ quan giám sát của NHNN để tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa có thể.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: