Ba ngân hàng đầu tiên công bố hợp nhất được xem là những ngân hàng tiên phong trong tiến trình tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại. Tất nhiên người đi đầu luôn được kỳ vọng nhưng cũng được soi rất kỹ.
Mất 3 năm
Cuối buổi chiều ngày 6/12, mọi thông tin và thủ tục ban đầu cho việc tái cơ cấu thông qua hợp nhất 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB cơ bản đã được thực hiện.
Phát biểu sau lễ ký kết, ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các thương hiệu, văn tự tài liệu có liên quan đến 3 ngân hàng này sẽ thực hiện các nghĩa vụ nợ... tại ngân hàng hợp nhất mới. Dự kiến khai trương vào 1/1/2012.
Ông Tuấn nhấn mạnh, đây là 3 ngân hàng tự nguyện hợp nhất nên tất cả các điểm giao dịch các chứng từ của 3 ngân hàng này sẽ được chuyển thành tên gọi của một ngân hàng mới. Các điểm giao dịch cũng như các nghĩa vụ nợ cũng được chuyển sang ngân hàng mới sau khi hoàn tất quá trình hợp nhất hoàn toàn đầy đủ chứ không có sự phân loại. Sự tham gia của BIDV không làm ảnh hưởng đến hoạt động của 3 ngân hàng này và quyền lợi của các khách hàng cũng như bạn hàng của các ngân hàng này cũng không bị ảnh hưởng.
Về lộ trình hợp nhất, ông Tuấn cho biết, việc hợp nhất được thiết kế trong Đề án hợp nhất của 3 ngân hàng này. Quá trình củng cố được thiết kế là 3 năm. Trong đó năm đầu tiên tập trung xử lý nợ giảm tài sản có ở mức hợp lsy theo các hệ số an toàn quy định của Ngân hàng nhà nước. Khi tập trung giải quyết xong vấn đề này thì khả năng thanh khoản của 3 ngân hàng này sẽ tốt hơn nhiều. Cùng với sự hỗ trợ thanh khoản bằng vay mượn của BIDV ngân hàng hợp nhất sẽ chưa cần sử dụng đến đồng vốn nào của ngân hàng nhà nước.
Mất 3 năm các ngân hàng mới hợp nhất xong.
"Khi hợp nhất 3 ngân hàng này sẽ có một tên gọi mới. Hiện nay Ban trù bị hợp nhất sẽ chọn lựa trước ngày 25/12/2011 để báo cáo Ngân hàng nhà nước. Ba ngân hàng này cũng phải xây dựng điều lệ hợp nhất trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y điều lệ và công nhận tên gọi mới của 3 ngân hàng này", ông Tuấn cho biết
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho biết, sau khi ký kết ngày 7/12 chúng tôi sẽ thảo luận những nội dung cụ thể cho từng lĩnh vực một trong việc hợp nhất 3 ngân hàng. BIDV được giao làm nhiệm vụ làm đối tác chiến lược toàn diện nên BIDV cũng xác định trách nhiệm đầy đủ để làm sao hỗ trợ được 3 ngân hàng này tốt hơn về năng lực tài chính và tốt hơn về quản trị điều hành, quy mô mở rộng mạng lưới.
Không phải thâu tóm
Sự xuất hiện của BIDV với tư cách là đại diện ngân hàng Nhà nước đã khiến cho nhiều người băn khoăn về vai trò của chủ thể này. BIDV sẽ đứng ở vị trí nào trong quá trình này, liệu hợp nhất có thể trở thành một cơ hội đầu tư hay thâu tóm đã được đặt ra.
Tuy nhiên, thông báo từ đại diện Ngân hàng Nhà nước đứng ra lo vụ này là IDV đã nói rõ, sự hợp tác của giữa BIDV với 3 Ngân hàng TMCP lần này là hành động cụ thể trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, để hỗ trợ tích cực cho ngân hàng hợp nhất. Đảm bảo mục tiêu sau hợp nhất 3 ngân hàng sẽ hình thành thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn cả về năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, phát huy thế mạnh của các ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất.
BIDV cho biết, sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, Ngân hàng hợp nhất sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch cũng khẳng định, không có câu chuyện sáp nhật đây là hợp nhất theo tinh thần tự nguyện vì sáp nhập là có sự chỉ đạo. Và càng không thể nói đây là thâu tóm. BIDV thực hiện theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và luôn giữ vai trò hỗ trợ.
Hợp nhất để tốt lên, không phải là thâu tón, mua bán.
Trong quá trình hợp nhất, do thiếu thanh khoản tạm thời, BIDV và 1 số ngân hàng khác đã tham gia hỗ trợ với tổng giá trị dư nợ liên ngân hàng của 3 ngân hàng này là 2.400 tỷ/tổng số tài sản đảm bảo nợ của các ngân hàng này là 30.000 tỷ. Sau khi Ký hợp tác chiến lược này BIDV sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện từ nguồn vốn.
"Đây không phải câu chuyện thâu tóm mà BIDV chỉ tham gia hỗ trợ nên BIDV hoàn toàn không có 1 thương hiệu vào 3 ngân hàng này. Chúng tôi chưa có sở hữu của 3 ngân hàng này nên chúng tôi chưa đặt vấn đề có tham gia vào cổ phần của 3 ngân hàng này hay không", ông Hà nói.
Đặc biệt, việc hỗ trợ thanh khoản cho 3 ngân hàng này không ảnh hưởng đến bảng cân đối kế toán của BIDV trước trong và sau khi cổ phần hóa. Việc hỗ trợ này chúng tôi sử dụng các nguồn lực về con người về trí tuệ về kinh nghiệm để tham gia hợp tác hỗ trợ...
Trao đổi về điều này, trong buổi chiều ngày 6/12, một lãnh đạo BIDV cho biết, ở đây cần nhìn rõ, BIDV đại diện cho Ngân hàng Nhà nước để tham gia hợp nhất các ngân hàng. Việc hỗ trợ của BIDV là tư vấn phương án và nhân lực để hợp nhất và nâng cao năng lực sau hợp nhất. Điều này không liên qua đến phần vốn và tài sản xủa BIDV đã được kiểm toán.
Không bao giờ là quá muộn
Việc tái cơ cấu ngân hàng đã được xới lên từ đầu tháng 9 và đã thực sự trở thành một vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Việc tái cơ cấu ngân hàng đã được cả Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và chính các ngân hàng nhận thức là một sự cần thiết và phải làm càng sớm càng tốt.
Theo nhận định của của nhiều chuyên gia, với sự phát triển quá nhanh về quy mô trong khi các thiết chế quản lý không theo kịp đã khiến cho bản thân hệ thống ngân hàng có nhiều hạn chế nội tại. Bên cạnh đó, khu vực này còn chứa đựng những rủi ro của kinh tế vĩ mô khi phải sức ép tư khối doanh nghiệp và thị trường tài sản. Chính vì thế, việc tái cơ cấu đã được nói đến từ lâu và được các chuyên gia xem là khởi động quá muộn.
Chính vì thế, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thời điểm hiện nay để tái cấu trúc ngân hàng có thể hơi muộn và nếu thực hiện khi tình hình thuận lợi sẽ tốt hơn. Nhưng thà muộn còn hơn là không. Việc chậm tái cấu trúc là mỗi ngày có thể đang gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Cùng quan điểm này, tham khảo ý nhiều chuyên gia tỏ ra không chủ ủng hộ chủ trương của ngân hàng nhà nước mà còn tỏ rất hy vọng vào hành động nhanh chóng và quyết liệt của cơ quan này sẽ sớm mang lại kết quả. Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, cách làm này đã có bước đi ban đầu thuận lợi khi đảm bảo được mục tiêu an toàn hệ thống và ổn định xã hội. Đó là điều cần thiết cho mọi cuộc cải cách.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, đây là hoạt động hết sức bình thường trong thị trường tiền tệ. Đây không phải là vấn đề một ngân hàng tuyên bố phá sản. Việc hợp nhất các ngân hàng với nhau là một quá trình vận động bình thường của nền kinh tế.
Các chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, trên thế giới, việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại vẫn thường diễn ra không chỉ phạm vi trong một quốc gia mà ở nhiều nước. Ở Việt Nam, 3 Ngân hàng này hợp nhất cũng là việc làm bình thường, thể hiện một chiến lược phát triển mới để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hoạt động an toàn, lành mạnh và bền vững, nhất là trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt trong nước cũng như khu vực và quốc tế hiện nay.
DiaOcOnline.vn - Theo VEF
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: