Mỗi người dân có thể tự biết nhà mình được xây bao nhiêu tầng, phố mình được sử dụng vật liệu gì để xây dựng... khi thiết kế đô thị trở thành một phần bắt buộc trong đồ án quy hoạch đô thị được duyệt.
Phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc (Bộ Xây dựng) Vương Anh Dũng khẳng định như vậy khi trao đổi với Thanh Niên quanh dự thảo luật Quy hoạch đô thị.
Quy hoạch chi tiết các trục đường
* Dự thảo đề cập đến việc khi lập quy hoạch chi tiết các trục đường trong đô thị phải xác định phạm vi lập quy hoạch tối thiểu 50m mỗi bên kể từ phía ngoài chỉ giới đường đỏ. Điều này có khả thi trong điều kiện kinh tế như ở Việt Nam?
Nhiệm vụ của quy hoạch đô thị là phải làm cho đô thị ngày một đẹp hơn, muốn vậy phải coi tuyến đường đồng thời là tuyến phố. Chúng ta đã có bài học đắt là đường vành đai 1 ở Hà Nội, tuyến đường rất đắt nhưng phố thì không đẹp.
Bây giờ quy định thế để khi lập quy hoạch cải tạo tuyến đường trong đô thị thì phải lập quy hoạch rộng 50m về mỗi bên để chúng ta hình dung ra đô thị, có kế hoạch khai thác đất đô thị.
Có thể có trường hợp chúng ta không làm được nhưng phải có hình dung khi làm tuyến đường này thì hai bên phố nên như thế nào. Đây mới là quy hoạch thôi, chưa nói đến chuyện thực hiện dự án.
* Nếu quy hoạch không gắn với dự án, rất dễ dẫn đến quy hoạch treo?
Có những quy hoạch gắn với dự án nhưng cũng có những quy hoạch mang tính quản lý Nhà nước. Ví dụ, một chủ đầu tư khi được giao lập quy hoạch dự án nào đó thì đó là quy hoạch phục vụ đầu tư, phải được triển khai ngay.
Còn quy hoạch trong trường hợp chúng ta nói ở đây là quy hoạch phục vụ quản lý đô thị, ví dụ như cấp phép xây dựng, xử lý các vấn đề phát triển cộng đồng...
* Ví dụ như Hà Nội bây giờ có hàng trăm đường phố nhỏ nhưng luật quy định phải có thiết kế đô thị mới được cấp phép xây dựng thì có ảnh hưởng đến quyền lợi người dân không?
Thiết kế đô thị là gì? Là việc xem xét, cải tạo, chỉnh trang các vấn đề về kiến trúc trong đô thị, từ quảng trường, vườn hoa, lối đi bộ, nhà cao hay thấp, cao mấy tầng... phải chi tiết đến từng lô đất.
Lâu nay không có thiết kế đô thị nên mới có thủ tục "thỏa thuận quy hoạch", thỏa thuận xem nhà này được xây 4 hay 5 tầng. Như thế chẳng rõ ràng, lại phiền hà cho dân.
Các nhà chuyên môn giờ phải làm thiết kế đô thị, tham mưu cho chính quyền hình dung xem khu phố này nên thế nào, khu phố kia nên ra sao. Nó phải rõ đến từng số nhà. Ví dụ số 10, Phố Huế được xây 4 tầng.
Như vậy, hiện trạng đang là 6 tầng, nếu cứ ở thì vẫn là 6 tầng, nhưng nếu anh cải tạo thì căn cứ thiết kế đô thị, sẽ chỉ cấp phép cho anh 4 tầng thôi. Đấy là vấn đề quản lý để tạo đô thị đẹp và cũng là quyền lợi của người dân.
* Khi đó, nếu muốn xây nhà, người dân chỉ cần xem thiết kế đô thị, có thể tự thiết kế nhà mình và đến xin cấp phép xây dựng mà không phải xin "chứng chỉ quy hoạch" nữa?
Chính xác, khi đã có cơ sở thì cứ thế thực hiện. Quy trình hiện hành là thế này, nếu gửi hồ sơ thẩm định dự án đến Sở Xây dựng, họ sẽ bắt anh phải sang Sở Quy hoạch - Kiến trúc lấy giấy thỏa thuận kiến trúc quy hoạch. Nếu "ông" Kiến trúc bảo đúng thì "ông" Xây dựng cấp phép. Nếu có thiết kế đô thị rồi thì cứ so vào đó mà cấp phép, không cần phải thỏa thuận gì hết.
Xóa nhà, đất dưới 15m2
* Dự luật quy định diện tích nhà, đất dưới 15m2 không cấp phép xây dựng và cũng không bồi thường bằng công trình khi thu hồi. Căn cứ của quy định này là gì?
Khu đô thị Trung Hòa – Nhân
Chính, Hà Nội (Ảnh: T.Sơn)
Theo Thanh Niên
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: