Từ chân cầu Thăng Long vào trung tâm thành phố Hà Nội trong vài năm trở lại đây, ít người lại không nhận thấy chiếc cổng chào uy nghi, bệ vệ của khu đô thị cao cấp Ciputra. Chiếc cổng rất bắt mắt, có lẽ phần vì ở Hà Nội chưa có cái cổng thành nào to như thế (ăn đứt cả năm cửa ô).
Phần vì nó giống như một sự sao chép khá hài hước các kiến trúc nổi tiếng của châu Âu, nửa Khải Hoàn Môn của Paris, nửa Brandenburg Gate của Berlin với những con ngựa tung vó lên trời cao
Trong mắt một người quan sát bình thường, chiếc cổng có lẽ chỉ đáng chú ý vì những con ngựa trông nửa giống chim, nửa giống ngựa. Thế nhưng trong con mắt các học giả quốc tế, chiếc cổng Ciputra lại được xem như một biểu tượng xã hội, phản ánh khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam giai đoạn chuyển đổi. Sự hình thành nhanh chóng của các không gian sống mới trong phát triển đô thị ở Hà Nội và TP.HCM hiện nay phản ánh những phân hoá xã hội sâu sắc, khi những “người thắng cuộc” của công cuộc chuyển đổi kinh tế có đủ khả năng để theo đuổi một lối sống hiện đại trong những khu đô thị mới cao cấp, tách biệt hẳn khỏi những không gian đô thị cũ.
Từ sự hình thành những “khu nhà giàu”
Sự hình thành và mở rộng của những khu đô thị mới như Nam Sài Gòn tại Tp.HCM hay Ciputra Hà Nội, theo GS người Đức Michael Waibel, cũng tương tự như phát triển đô thị ở các nước Đông Nam Á khác. Những không gian đô thị mới này phục vụ riêng cho nhu cầu của những người hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi, những “nhà giàu mới” của Việt Nam, những người chủ yếu theo đuổi lối sống cấp cao phương Tây và coi trọng an ninh, khu dân cư có trật tự và thoải mái. Sự tách biệt về khu dân cư là kết quả của sự gia tăng về phân cấp xã hội đô thị ở Việt Nam. “Sản phẩm của những không gian đô thị mới làm trầm trọng hơn sự thiếu bình đẳng về nhà ở tại Việt Nam… Dù gì đi nữa, tình trạng khó xử này cũng có thể được nhìn nhận như cái giá phải trả của việc mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế”.
Claas Dörnte, một học giả người Đức khác, phân tích sự phân biệt đẳng cấp xã hội giữa những “nhà giàu mới”- những người hưởng lợi từ quá trình chuyển giao sang nền kinh tế thị trường, và số còn lại. Học giả này viết: “Những khu đô thị mới dường như chỉ dành riêng cho những người thắng cuộc của quá trình chuyển đổi, vì giá rất cao mà chỉ có họ mới có khả năng mua. Những người này đang đặt ra các xu hướng mới của xã hội… Những ranh giới ngăn cách xã hội đô thị và không gian đang trở nên ngày càng không khắc phục được”.
Giống như nhiều thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển đô thị ở Việt Nam đang đi theo chiều hướng phân cách rõ rệt, cả về mặt vật lý lẫn xã hội học, giữa người giàu và người nghèo. Người giàu có xu hướng sống trong những khu đô thị hiện đại như Ciputra, nơi mà với giá hàng tỉ đồng một căn hộ, những người nghèo không chỉ không có khả năng mua nhà mà còn cảm thấy ngại ngùng khi bước qua những cánh cổng ngăn cách.
Đừng chia tách cộng đồng
Sự gần gũi của các tầng lớp nghèo, thu nhập trung bình với khu vực dân cư giàu có hơn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía: người giàu hưởng lợi từ sự có mặt của lao động rẻ trong khi người nghèo dễ dàng tìm việc
Lan Anh - Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: