Chiều ngày 24-4, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thường trực Chính phủ đã nghe Liên danh tư vấn quốc tế PPJ (PERKINS EASTMAN-POSCO E&C-JINA) báo cáo về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Tham dự về phía thành phố Hà Nội có Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo và lãnh đạo một số bộ, ngành của Trung ương.
Một quy hoạch có quy mô và tầm cỡ
Có thể khẳng định đây là một đồ án quy hoạch quy mô và tầm cỡ khi PPJ trình bày các nội dung đã thực hiện gồm: khung làm việc (tiến trình thực hiện, phương pháp luận, lịch thực hiện và mục tiêu), hiện trạng Thủ đô Hà Nội, kinh nghiệm quốc tế (vai trò của quy hoạch chung, mục đích và mục tiêu, chiến lược phát triển ý tưởng, hành lang xanh, phát triển đô thị, các kịch bản thử nghiệm đầu tiên) và các bước tiếp theo. Để có được quy hoạch báo cáo lần 1, PPJ đã tổ chức 12 đợt khảo sát; 6 hội thảo về các vấn đề mấu chốt của công tác quy hoạch; lập bản đồ và điều tra hiện trạng; tổ chức hội nghị quốc tế với 12 tham luận của các chuyên gia quốc tế. Bên cạnh đó PPJ cũng đã tham khảo, phân tích các bài học kinh nghiệm về quy hoạch của 15 thành phố lớn trên thế giới.
Theo các chuyên gia PPJ, công tác quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần giải quyết nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có các vấn đề liên quan đến 744 dự án chiếm hơn 61 nghìn héc-ta đất, vấn đề giao thông nội thị, ngoại thị, đường vành đai và liên tỉnh, sắp xếp lại không gian chức năng công cộng, đô thị hành chính, vấn đề quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng cũng như năng lực quản lý đô thị hiện nay của Hà Nội.
Với những cơ sở trên, các chuyên gia Hoa Kỳ và Hàn Quốc của liên danh tư vấn đã đưa ra 2 ý tưởng A và B, trong đó nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ý tưởng.
Với ý tưởng A, điểm mạnh là hành lang xanh rộng 10-12km, khu vực hai thành phố vệ tinh lớn tận dụng tối đa đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông, vùng không gian mở rộng duy trì các cảnh quan quan trọng và vùng nông nghiệp, vị trí Trung tâm hành chính quốc gia là xúc tác đem lại sức sống mới cho sông Hồng. Tuy nhiên, điểm yếu của ý tưởng này là Trung tâm hành chính quốc gia đặt tại khu đất hạn chế sẵn có và tác động đến các dự án đã trình.
Trong khi đó, điểm mạnh của ý tưởng B là có thể giữ đa số các dự án đã trình, Trung tâm hành chính quốc gia là xúc tác cho thành phố mới, các thành phố vệ tinh quy mô nhỏ hơn tạo thuận lợi cho các vùng chức năng chuyên biệt, vị trí trung tâm y tế và đại học thiết lập các chức năng chính cho các vùng đô thị mới. Tuy nhiên, điểm yếu của ý tưởng này là sự phát triển có tác động đến các làng nghề và các khu vực sản xuất nông nghiệp, sân bay thứ hai, hạn chế sự phát triển hỗn hợp về phía Nam, đầu tư lớn cho giao thông để kết nối với Trung tâm hành chính quốc gia.
Tuy nhiên, cả hai ý tưởng nêu trên đều có một yếu tố chiến lược chung là dành 60% diện tích cho phát triển hành lang xanh và 40% phát triển đô thị. Trong diện tích của hành lang xanh thì 40% là các vùng bảo tồn và 20% phát triển dựa trên bảo tồn, 40% phát triển đô thị sẽ có 20% các vùng phát triển mới và 20% các vùng đã đô thị hóa.
Hà Nội phải là Thủ đô của một đất nước công nghiệp phát triển
Quy hoạch Hà Nội phải thể hiện sự ưu
việt về mọi mặt. Ảnh: Viết Thành.
DiaOcOnline.vn - Theo Hà Nội Mới
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: