Về thực trạng các chủ đầu tư đổ xô làm nhà "săn người giàu", khiến số dự này phải dùng nhiều chiêu kích cầu, song vẫn ế ẩm, trong khi dự án nhà dành cho số đông những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp chỉ như muối bỏ bể, phóng viên đã ghi lại ý kiến một số chuyên gia xung quanh chủ đề này.
TS.Nguyễn Minh Phong, Viện nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội:
TS.Nguyễn Minh Phong |
Thị trường bất động sản vẫn cần thúc đẩy để phát triển. Về nguyên tắc chúng ta vẫn phải chấp nhận những dự án đáp ứng được các yêu cầu, quy định hiện có, không phạm luật, đáp ứng yêu cầu về an ninh, độ cao hạn chế, ... Còn nếu sản phẩm ế thừa thì DN sẽ phải tự điều chỉnh.
Việc của Nhà nước là nên quy hoạch theo hướng dành quỹ đất cho phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo, bên cạnh qũy đất cho các dự án cho người giàu, cho người có nhu cầu sở hữu các bất động sản cao cấp, theo đó DN sẽ lựa chọn để lập các dự án đầu tư thích hợp. Và việc cấp phép sẽ giao cho các cơ quan chức năng cấp quận huyện làm, sau khi đã có quy họach, thành phố không cần phải làm việc này. Dựa trên quy hoạch đó, các loại dự cùng được tạo điều kịên để cùng song song phát triển
Quan điểm của tôi là không nên cấm cũng như không dừng các dự án dành cho người giàu, mà Nhà nước nên cân bằng bằng cách điều tra, khảo sát để hiểu được nhu cầu, số lượng như thế nào, sau đó sẽ quy hoạch chuyên biệt cho từng loại, như khu nào dành cho các dự án nào. Ví dụ, sẽ có khu đô thị kiến trúc đẹp, làm bộ mặt cho thành phố, để giới thiệu với bạn bè, đối ngoại, và các khu khác chuyên dành cho người thu nhập thấp. Điều này có thể gây e ngại về phân hóa xã hội, tuy nhiên đó là điều phải chấp nhận.
Trước đây Hà Nội đã có quy định các dự án nhà ở phải dành 20% số lượng căn hộ cho mục đích làm quỹ cho nhà ở xã hội, tuy nhiên không thực hiện được. Không có người nghèo nào có thể mua được nhà chung cư cao cấp để ở cùng những người có thu nhập cao, rồi phải chịu các điều kiện, chi phí cho căn hộ cũng “cao cấp” như chính khu nhà đó.
GS.Mike Douglass, Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa, Khoa quy họach vùng và đô thị, Đại học Tổng hợp Hawaii, Mỹ:
GS.Mike Douglass
|
Điều mà tôi thấy đáng quan ngại nhất là xu hướng biến Hà Nội trở thành một siêu đô thị. Điều đó sẽ dẫn đến sự quá tải cho Hà Nội về nhiều mặt, môi trường sống có thể sẽ trở nên tồi tệ trong một tương lai gần.
Sự xuất hiện quá nhiều siêu đô thị, đặc biệt ở Đông Nam Á những năm gần đây, điều đáng chú ý là các đô thị không phải do Chính phủ mà do các tập đoàn tư nhân xây dựng. Và các chủ đầu tư hầu như không có cam kết gì. Vai trò của chính quyền thành phố ngày càng mờ nhạt. Như một dự án siêu lớn tại Việt Nam là Phú Mỹ Hưng, xây dựng khu đô thị cho hàng triệu người nhưng chủ đầu tư thậm chí còn không ở Việt Nam.
Hà Nội phải tự lựa chọn mô hình cho mình, và muốn thế, các nhà làm quy hoạch phải trả lời trước câu hỏi: Xây dựng thành phố cho ai, vì ai? Tôi đơn cử như việc xung quanh Hà Nội đang xây dựng rất nhiều thành phố vệ tinh, các thành phố ấy dành bao nhiêu khu nhà ở cho người thu nhập thấp, bao nhiêu không gian công cộng, những khu vực cho người dân sở tại…?
Khi nhiều cộng đồng dân cư phải rời bỏ nơi ở, nơi tái định cư vì quá trình hiện đại hóa, và vì những dự án lớn; và khi con người bị cách ly sống trong các khu nghèo, ổ chuột, trong khi thành phố ngày càng giàu có, sung túc hơn, chứng tỏ rằng có điều gì đó không phải đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.
Ông Phan Thanh Tuyên, chuyên gia tài chính ngân hàng:
Trong một thời gian dài, các DN ở VN chỉ toàn sản xuất ra những sản phẩm hàng loạt rồi để đấy, ai mua thi mua, ngành đầu tư xây dựng bất động sản cũng không loại trừ. Thấy có lợi là đổ xô vào làm, mà không có sự tính toán, khảo sát nhu cầu thị trường một cách đầy đủ. Dường như hiện nay các đơn vị chỉ chú trọng đến vấn đề kiếm lợi nhuận và lợi nhuận tối đa, mà đối với phát triển bền vững thì đây không phải là yếu tố duy nhất.
Không ít chủ đầu tư, kinh doanh BĐS hiện nay thường đầu tư theo tâm lý đám đông, theo bầy đàn, điều này xảy ra với rất nhiều ngành, lĩnh vực khác, và đã dẫn đến hậu quả, điển hình là chứng khoán, sàn vàng... Đây cũng dẫn đến những hệ lụy như biến thị trường phát triển theo hướng tự phát, nóng lạnh bất thường.
Hịên tại, đã có những DN không thể tự lo được đầu ra, nên đã phải tìm đến các công ty nước ngoài bán hàng hộ. Trong bối cảnh như vậy, cho dù có đầu tư nguồn vốn lớn, dồn sức thực hiện dự án, nhưng lệ thuộc đầu ra vào người khác thì cũng rất khó nói về lợi nhuận thu được chắc chắn ở mức nào. Các DN tiêu thụ có thể khai thác lợi thế tối đa các yếu điểm của DN chỉ biết xây nhà, nhưng không biết bán hàng, để khống chế tỉ lệ ăn chia lợi nhụân của dự án.
>>Nhà 1 tỷ = "nhịn" ăn - mặc - chi tiêu 10 năm
>>Đổ xô làm dự án bất động sản "săn nhà giàu"
>>Đại gia bất động sản "làm" quy hoạch nhà ở?
DiaOcOnline.vn - Theo Bee.net
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: