Kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất cho vay giảm, CPI tăng thấp là cơ sở để người dân từng bước mở rộng hầu bao sau thời kỳ thắt chặt chi tiêu lên đến đỉnh điểm hơn 1 năm về trước.
Khảo sát mới nhất của Nielsen tại 6 thành phố lớn của Việt Nam cho thấy, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã được cải thiện khá nhiều so với thời điểm cuối năm 2012 với việc tăng từ 87 điểm lên 97 điểm. Kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất cho vay giảm, CPI tăng thấp là cơ sở để người dân từng bước mở rộng hầu bao sau thời kỳ thắt chặt chi tiêu lên đến đỉnh điểm hơn 1 năm về trước.
TTTM Times City Mega Mall có sức hút cực lớn với khách hàng trẻ tuổi tại Hà Nội
|
Số liệu thống kê của CBRE Việt Nam cho biết, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ năm 2013 cho thấy, 48,7% nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ thuộc về các dịch vụ ăn uống, giải trí. Việc 2 trong nhiều ông lớn của thế giới về lĩnh vực thức ăn - uống nhanh là Starbucks và McDonald’s đặt chân vào Việt Nam khẳng định còn nhiều dư địa tại thị trường mới nổi này. Trước đó, 2 đại gia trong lĩnh vực đồ ăn nhanh là KFC và Lotteria thay nhau thống trị ngành này.
Theo CBRE, trong bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục gặp khó trong thời gian dài, ngành hàng ăn uống vẫn được xem là một nhu cầu thiết yếu nên không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ của kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trải qua tiến trình hiện đại hóa, thói quen mua sắm của người tiêu dùng dần thay đổi từ các quán hàng rong hoặc chợ đến các trung tâm mua sắm hiện đại và thời thượng hơn.
Nhận định này lý giải phần nào hiện tượng các Trung tâm thương mại của Vingroup rộng hàng trăm ngàn mét vuông đã được lấp đầy trong năm 2013 hay các siêu thị tổng hợp Ocean Mart, Big C hay điện máy Trần Anh, Thế giới di động (điện thoại, máy tính xách tay)... liên tục được mở mới trên nhiều địa bàn tại Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, các báo cáo thống kê trong quý II và III/2013 cũng cho thấy phần còn lại của thị trường bán lẻ với tỷ lệ trống tăng liên tiếp; trong khi đó chỉ số diện tích thực thuê mới giảm tiếp tục phản ánh thực tế khó khăn của phân khúc này.
Theo ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này nằm ở việc khách thuê không “hài lòng” với mức giá mà các trung tâm thương mại đang áp dụng, vốn không tương đồng thậm chí quá cao so với số lượng khách đến mua sắm thường xuyên của những trung tâm này. Chính vì vậy, trong nhiều tháng qua đã xuất hiện tình trạng nhiều nhà bán lẻ đã và đang di chuyển ra khỏi trung tâm thương mại để tìm kiếm những mặt bằng giá rẻ hơn kể cả khu vực bên ngoài khu trung tâm các thành phố lớn.
Theo ông Leech, Sự hồi phục của nền kinh tế sẽ khiến cho nhiều lĩnh vực khởi sắc trở lại trong đó đặc biệt là thị trường bán lẻ. Do vậy, chìa khóa thành công hiện nay của chủ đầu tư là linh hoạt đáp ứng các nhu cầu của nhà bán lẻ.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: