Top

Vĩnh Long:

3 khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch

Cập nhật 17/08/2010 08:10


Bổ sung 3 KCN của tỉnh Vĩnh Long vào Quy hoạch phát triển các KCN ở VIệt Nam - Ảnh minh họa
Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung 3 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Vĩnh Long vào Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Bổ sung 3 KCN của tỉnh Vĩnh Long vào Quy hoạch phát triển các KCN ở VIệt Nam - Ảnh minh họa Theo đó, 3 KCN được bổ sung là KCN Bình Tân, diện tích 400 ha, KCN Đông Bình, diện tích 350 ha và KCN An Định, diện tích 200 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ đạo các cơ quan hữu quan của tỉnh và các chủ đầu tư lập, thực hiện dự án đầu tư các KCN nêu trên theo phương án đầu tư phân kỳ hợp lý, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.

Theo Ban Quản lý các KCN Vĩnh Long, KCN Bình Tân được xây dựng tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân với vị trí rất thuận lợi, giáp Quốc lộ 54 và dọc tuyến sông Hậu. KCN Bình Tân sẽ bố trí loại hình công nghiệp như: Công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp lắp ráp điện tử, bao bì, công nghiệp dược phẩm - mỹ phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; kho bãi, dịch vụ và một số ngành khác ít ô nhiễm môi trường.

Với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, KCN Đông Bình ở xã Đông Bình và Đông Thành, huyện Bình Minh sẽ bố trí loại hình công nghiệp như: Chế biến nông sản - lương thực - thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; công nghiệp hàng tiêu dùng, bao bì, công nghiệp hóa chất và sản xuất chế biến dược, vật tư y tế.

KCN An Định được xây dựng tại xã An Phước, huyện Mang Thít có tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng với các loại hình công nghiệp như chế biến nông sản - lương thực - thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; công nghiệp hàng tiêu dùng, dệt may; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp lắp ráp điện tử; bao bì, công nghiệp dược phẩm-mỹ phẩm; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; kho bãi; dịch vụ...

Ban Quản lý các KCN Vĩnh Long cho biết thêm, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các KCN này cũng là để có điều kiện đẩy mạnh tăng trưởng, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, khai thác và sử dụng tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ; từng bước mở rộng, liên doanh liên kết giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ...

DiaOcOnline.vn - Theo Website Chính Phủ