Top

Kẻ sát nhân của các mô hình kinh doanh

Cập nhật 28/01/2009 10:11

Thời điểm bạn đối mặt với nhiều rủi ro nhất cũng chính là thời điểm bạn có nhiều cơ hội nhất.



Con số 0 kỳ lạ trong quản lý rủi ro.


Trong những năm gần đây, một loạt các bằng chứng thống kê thu hút được sự quan tâm do công ty Standard & Poors (S&P) đưa ra dựa vào việc đánh giá hơn 4.000 công ty kinh doanh công khai mỗi năm. Như trong hình 1 cho thấy, vào giữa thập niên 1980, hơn 30% cổ phiếu của S&P được xếp loại A (chất lượng cao, rủi ro thấp).

Nhưng đến giữa thập niên 2000, con số này chỉ còn 14%. Nhưng cũng trong cùng giai đoạn này, các cổ phiếu xếp loại C (chất lượng thấp, rủi ro cao) lại gia tăng từ 12% tới 30% - một dấu chéo khác thường trong vòng chưa tới hai thập niên.

Mức độ rủi ro ngày càng cao hơn, và đang gia tăng ở mọi lĩnh vực, gây ảnh hưởng đến gần như tất cả các tập đoàn công nghiệp do S&P kiểm soát. Dữ liệu đưa ra rõ ràng tới mức mà bạn có thể muốn hỏi rằng: Điều gì đang xảy ra với mức độ rủi ro của công ty tôi? Và tại sao lại thế?



Trái phiếu công ty, luôn tiềm ẩn những rủi ro.


Ngành công nghiệp điện, một ngành kinh doanh luôn được đánh giá rủi ro thấp lạ thường chính là một ví dụ đầu tiên. Trong suốt thập niên 1990, ngành công nghiệp năng lượng điện nhanh chóng bị bãi bỏ quy định. Do đó, theo như báo cáo trong nghiên cứu gần đây do Jeremy C. Stein của đại học Harvard và một nhóm thuộc Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia thực hiện, thì tính bất ổn của thu nhập (EBITDA) đối với một vật dụng dùng điện trung bình gần như tăng gấp đôi qua một thập niên. Hầu hết rủi ro gia tăng của các vật dụng đều bắt nguồn từ những thay đổi mang tính quy tắc. Đối với những nhóm ngành công nghiệp khác, tuy nguyên nhân không giống như vậy nhưng sự gia tăng mức độ rủi ro luôn là mối lo bao trùm.

Sự gia tăng rủi ro chiến lược còn dẫn tới việc gia tăng con số sụt giảm giá trị thị trường. Từ năm 1993 đến năm 1998, 10% trong tổng số 1000 công ty được tạp chí Fortune xếp hạng đã đánh mất 25% giá trị thị trường chỉ trong một tháng. Còn từ năm 1998 đến năm 2003, cũng chỉ trong một tháng, con số 10% đã sụt giảm tới 55%. Và trong vòng mười hai năm trở lại đây, 170 trên tổng số 500 công ty được tạp chí Fortune xếp hạng đã mất 25% hoặc nhiều hơn giá trị của chúng chỉ trong vòng một năm. Hơn nữa, bây giờ mất nhiều thời gian hơn so với một thập niên trước đây để một công ty có thể khôi phục lại giá trị mà nó đã đánh mất.

Bài học ở đây là: Rủi ro chiến lược trở thành một trong những nguồn lớn nhất làm mất giá trị trong nền kinh tế, và có thể nó cũng chính là nguyên nhân lớn nhất. Hàm ý rằng các công ty tư nhân cũng phải chịu sự xáo trộn này.


Những công ty từng một lần được sở hữu những vị trí chiến lược tưởng chừng không thể tấn công được cũng đang bị quay cuồng trước các cuộc tấn công từ nhiều hướng mà không thể dự đoán được. Đâu đó, đôi khi ngay cả bạn cũng có thể cảm thấy rằng công ty của mình sắp phải đối diện với khoảnh khắc Gettysburg của chính nó.

Điều này giải thích tại sao có ngày càng nhiều lãnh đạo công ty xem việc quản lý rủi ro chiến lược là một môn học quyết định trong thập niên đầu của thế kỷ hai mốt – một môn học mà tất cả các nhà quản lý thuộc mọi cấp độ về tổ chức, từ quản lý công xưởng, văn phòng cho đến đội ngũ quản lý cấp cao đều phải nắm vững và áp dụng vào công việc hằng ngày. Có một nhà quản lý mà chúng tôi biết hơi quá đà khi phát biểu một cách đơn giản rằng: “Chiến lược là quản lý rủi ro”.

Nhưng điều đáng tiếc là những cách nghĩ tương tự như thế về quản lý rủi ro không thể giúp bạn đối phó với những mức độ rủi ro được gia tăng ngày nay.

Phương pháp quản lý rủi ro truyền thống tập trung vào ba loại rủi ro vẫn thường được biết đến, đó là: rủi ro từ thảm họa (hỏa hoạn, lũ lụt, động đất), rủi ro về tài chính (các khoản nợ xấu, tỉ giá hối đoái hay lãi suất biến động) và rủi ro do vận hành (máy tính bị hỏng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, một nhân viên trộm cắp). Hầu hết các công ty đều có những nhà quản lý rủi ro chuyên giải quyết các loại rủi ro này. Họ làm việc với các công ty bảo hiểm, các chuyên gia an ninh và tài chính, cũng như những chuyên gia khác nhằm hạn chế các mức độ rủi ro và phát triển những chiến lược phòng bị nhằm giảm tới mức tối thiểu các khoản lỗ tiềm ẩn.



Không phải lúc nào cũng nhắm trúng đích nên phải
luôn trong tình trạng sẵn sàng đối đầu với rủi ro.


Những loại rủi ro này cực kỳ quan trọng, nhưng một loại rủi ro khác thậm chí còn nguy hiểm hơn mà công ty của bạn có thể gặp phải, đó chính là rủi ro chiến lược. Rủi ro chiến lược thường nhắm tới một hoặc nhiều yếu tố chủ chốt trong việc thiết kế mô hình kinh doanh của bạn. Trong một vài trường hợp, nó phá vỡ mối quan hệ giữa bạn với các khách hàng. Hay trong những trường hợp khác, nó làm suy yếu mục đích giá trị duy nhất vốn là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của bạn. Còn trong một vài trường hợp khác thì nó lại rút hết những khoản lợi nhuận mà bạn đang thu được. Đôi khi, chính nó phá hủy việc kiểm soát chiến lược vốn giúp bạn tránh được sự cạnh tranh. Và trong tình huống xấu nhất, một rủi ro chiến lược nghiệm trọng có thể đe dọa tất cả những cột trụ này của công ty bạn.

Tất nhiên là không phải tất cả các công ty đều đối mặt với mọi dạng của rủi ro chiến lược, nhưng mỗi công ty thì sẽ phải gặp một vài dạng. Và trên thực tế, rủi ro chiến lược chứa đựng gần như toàn bộ rủi ro mà hầu hết các công ty đều đối mặt.

Có bảy loại rủi ro chiến lược chính mà công ty bạn có thể phòng tránh. Trong khi công ty bạn có thể gặp phải những rủi ro khác, chẳng hạn như các rủi ro nguyên tắc hoặc địa chính trị, thì bảy loại này đã bao trùm toàn bộ các rủi ro có thể đe dọa tới hầu hết những kế hoạch của các công ty.

Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng
NXB Tổng hợp TP.HCM
Giá bìa: 86.000 VNĐ