Trước những thách thức mới trong hội nhập, bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp (DN) ngành xi măng đang chủ động hợp tác, sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Xi măng Holcim Việt Nam chiếm khoảng 26% thị phần
|
Trong quá trình hội nhập, DN xi măng nào không đủ khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, rất dễ bị thâu tóm. |
Việc một số DN xi măng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sáp nhập và có ý định thâu tóm DN yếu kém cho thấy xu hướng mới trong quá trình hội nhập: DN nào không đủ khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, rất dễ bị thâu tóm. Thực tế, từ đầu năm tới nay, ít nhất đã có 2 DN xi măng phải dừng “cuộc chơi”. Tháng 6/2015, Công ty Cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây (TSM) chính thức rời sàn chứng khoán do trong 3 năm liên tiếp, hoạt động kinh doanh của TSM kém hiệu quả. Tháng 8/2015, Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (QNC) cũng dừng sản xuất Nhà máy Xi măng Lam Thạch do dây chuyền lạc hậu, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh.
Ở khía cạnh khác , nhiều DN xi măng trong nước đã nhanh chóng lên kế hoạch đầu tư công nghệ, dự án mới. Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiGourp chuẩn bị nguồn lực thực hiện Dự án Xi măng Xuân Thành giai đoạn 2, công suất 12.500 tấn clinker/ngày (tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm), tổng mức đầu tư lên tới gần 11.000 tỷ đồng. ThaiGourp cũng mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc mua tiếp Dự án Nhà máy Xi măng Minh Tâm có công suất 2 triệu tấn/năm. Trong khi đó, Xi măng Cẩm Phả cũng làm mới bằng cách sản xuất thành công xi măng theo tiêu chuẩn 52.5N của châu Âu để phục vụ cho các dự án trong nước và xuất khẩu. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) hướng tới mục tiêu chính là thị trường nội địa. Ngoài ra, các đơn vị thành viên thuộc Vicem cũng có chiến lược riêng nhằm tối ưu hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: