Trong năm năm qua, truyền thông xã hội đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược tiếp thị của nhiều công ty trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Michael Mothner – nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Wpromote (công ty tiếp thị trực tuyến từng sáu lần lọt vào danh sách 5.000 công ty hàng đầu do tạp chí Inc. bình chọn, nơi chuyên thực hiện các chiến dịch tiếp thị bằng truyền thông xã hội cho nhiều công ty trên thế giới), vẫn còn không ít doanh nghiệp có quan niệm sai lầm về việc khai thác kênh truyền thông và về việc chọn lựa mạng truyền thông xã hội thích hợp để đầu tư nhằm thúc đẩy kinh doanh. Michael Mothner đã chỉ ra năm sai lầm điển hình dưới đây.
1. Truyền thông xã hội không có tác động lâu dài và không đáng để đầu tư. Khi nói đến truyền thông xã hội, nhiều người thường nghĩ đến những chiến dịch lớn, thu hút hàng triệu lượt theo dõi. Nhưng điều quan trọng là những chiến dịch như thế không chỉ thu hút được đông đảo khán giả trong một khoảng thời gian nhất định, mà nằm ở giá trị tạo ra cho khách hàng theo thời gian. Những chiến dịch hiệu quả nhất thường là những chiến dịch rất thú vị, độc đáo và truyền đạt đến khán giả những nội dung mà họ yêu thích để họ sẵn sàng chia sẻ với những người khác, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng trong tương lai.
2. Truyền thông xã hội không thích hợp với những người lớn tuổi. Thống kê cho thấy có khoảng 56% số người sử dụng internet đang ở độ tuổi trên 50 và thích sử dụng Facebook. Khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tương lai của doanh nghiệp chắc chắn sẽ chờ đợi sự xuất hiện của doanh nghiệp trên Facebook và một số mạng xã hội khác như Twitter, LinkedIn, Pinterest hay Instagram.
3. Twitter chỉ có tác dụng với những người nöíi tiếng và các nhãn hiệu lớn. Những doanh nghiệp và cá nhân nổi tiếng đúng là thường có một lượng người theo dõi đông đảo, nhưng điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp thị trên mạng này. Để thu được hiệu quả khi tiếp thị trên Twitter, doanh nghiệp cần phải đăng tải các mẩu tin (tweets) đúng lúc, có nội dung liên quan đến khách hàng mục tiêu và không mang nặng tính quảng cáo. Ngoài ra, nên sử dụng Twitter để theo dõi và tạo quan hệ với những người sử dụng mạng xã hội này để giao tiếp với doanh nghiệp hoặc nói về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp với cộng đồng của họ.
4. Quảng cáo trên Facebook chỉ tạo ra số người yêu thích (like) chứ không tạo ra khách hàng. Nhiều năm trước, một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư rất nhiều cho quảng cáo trên Facebook nhằm mục đích tăng số lượng người hâm mộ (fan). Nhưng vấn đề là các công ty ấy lại không hiểu rõ giá trị của những khách hàng này cũng như giá trị của một lần nhấp “Like” và không quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc đầu tư. Nếu biết cách khai thác đúng mức, quảng cáo trên Facebook sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lượng khách hàng hâm mộ, độ nhận biết nhãn hiệu và sự gắn kết của khách hàng. Nói cách khác, Facebook đủ sức giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới và giữ lại khách hàng cũ. Facebook cũng là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp khuyến khích khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành của họ đối với nhãn hiệu.
5. Đùng bài lên Facebook càng nhiều thì chiến dịch quảng cáo càng có tác dụng. Michael Mothner khuyên rằng mỗi ngày chỉ nên đăng bài một lần. Khi đăng bài quá nhiều lần trong ngày, doanh nghiệp có thể làm giảm số lần yêu thích, bình luận và chia sẻ trung bình cho mỗi bài viết. Do thuật toán EdgeRank của Facebook có xu hướng cho điểm cao những bài đăng tải (post) từ các công ty có tỷ lệ gắn kết cao hơn, việc đăng quá nhiều bài sẽ làm cho số khách hàng xem được bài đăng của doanh nghiệp trong tương lai giảm đi.
Để một chiến dịch quảng cáo trên Facebook có tác dụng, doanh nghiệp phải đăng tải những bài viết thú vị, độc đáo và có sức gắn kết khách hàng. Ngoài ra, nên đưa vào bài viết nhiều hình ảnh và các đường dẫn đến các trang web khác vì những bài như vậy thường có tỷ lệ gắn kết khách hàng cao hơn những bài chỉ toàn chữ.
DiaOcOnline.vn - Theo DNSGCT
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: