Top

Mánh né thuế tỷ đô của Google và Apple

Cập nhật 25/08/2014 15:20

Các công ty Mỹ hoạt động toàn cầu có thu nhập hàng tỷ đô la ở nước ngoài, nếu lợi nhuận chuyển về Mỹ sẽ phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ ở mức 35% là mức cao nhất thế giới.


Ví dụ nước láng giềng Canada có thuế thu nhập doanh nghiệp 15%, Đức là 15% và 12,5% ở Ireland. Các công ty có qui mô kinh doanh toàn cầu luôn tìm mọi cách để giảm bớt số thuế phải nộp của mình và các công ty đại gia công nghệ của Mỹ như Google hay Apple cũng là những công ty tìm nhiều cách để né hàng tỷ đô la thuế.

Mô hình "Hai người Ireland"

Một trong những cách né thuế phổ biến của các công ty công nghệ tỷ đô đang áp dụng là mô hình "Hai người Ireland" (Double Irish). Trong mô hình này, công ty công nghệ lập ra hai công ty tại Ireland. Một công ty nhận quyền sở hữu trí tuệ từ công ty mẹ ở Mỹ, công ty thứ hai chuyên thu nhập các khoản doanh thu từ nước ngoài chuyển về. Trong khi công ty thứ nhất được thành lập ở thiên đường thuế Bermuda, công ty thứ hai sau khi nhận các khoản lợi nhuận sẽ chuyển về công ty thứ nhất và tiền sẽ được chuyển về thiên đường thuế Bermuda nơi có thuế thu nhập doanh nghiệp bằng không. Đây là mô hình Apple đang áp dụng.

Google và mô hình bánh Sandwich Hà lan

Công ty con của Google ở Ireland nhận doanh thu quảng cáo hàng tỷ đô la ở Châu u, Trung đông nhưng công ty vẫn muốn giảm thuế thu nhập tại Ireland vốn đã ở mức khá thấp 12,5%. Quy định luật pháp của Ireland khá chặt chẽ nên Google không dễ chuyển ngay lợi nhuận về công ty con ở thiên đường thuế Bermuda, do đó Google đã lập ra một công ty con ở Hà Lan và lợi dụng kẽ hở về luật thuế ở Ireland để chuyển lợi nhuận qua Hà Lan, sau đó chuyển về Bermuda. Mô hình này các chuyên gia về thuế gọi là mô hình bánh Sandwich Hà lan

Tim Cook trả lời Hội đồng An ninh Mỹ

Apple khẳng định không vi phạm pháp luật thuế Mỹ

Trước những cáo buộc của giới truyền thông về các nghi vẫn trốn thuế, trong buổi điều trần trước Ủy ban Anh ninh Quốc gia Mỹ tháng năm, 2013, Tổng giám đốc Tim Cook luôn khẳng định: Chúng tôi không trốn thuế, chúng tôi không chuyển quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài để bán các sản phẩm điện tử vào Mỹ. Apple luôn đóng đủ thuế theo đúng qui định luật pháp Mỹ.

Có lẽ, về mặt pháp lý, Apple không sai, nhưng đối với nhiều tầng lớp xã hội Mỹ, Apple và các hãng công nghệ khác của Mỹ chưa làm tròn trách nhiệm ở khía cạnh đạo đức khi họ hưởng lợi từ trí tuệ của những công dân Mỹ đang làm cho họ nhưng lại không đóng thuế cho quốc gia này trong bối cảnh ngân sách nước Mỹ đang bị thâm hụt.


DiaOcOnline.vn - Theo Techinasia