Các doanh nghiệp có thể học được gì từ những sai lầm trong việc xây dựng thương hiệu của 7 ông lớn sau đây?
1. Walmart
Với tư cách là nhà bán lẻ lớn nhất Hoa Kỳ, Walmart tất nhiên muốn cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm phong phú. Tuy nhiên, sự phong phú đôi khi trở nên quá đà, đặc biệt là khi trang web quảng bá Halloween của hãng bao gồm cả mục "Phục trang cho bé gái đẫy đà". Mặc dù đã gỡ bỏ và xin lỗi song thương hiệu của Walmart vẫn phải gánh chịu nhiều tổn thất.
Bài học: Đừng dại dột xúc phạm một bộ phận lớn khách hàng của bạn.
2. Hội Chữ thập đỏ
Với lịch sử 130 năm, hội Chữ thập đỏ là một trong những thương hiệu dễ nhận ra nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tháng 10 năm 2014, các báo cáo đã chỉ ra rằng sau những thảm hoạ khủng hiếp như cơn bão Sandy, Hội Chữ thập đỏ chỉ để ý đến việc quảng bá hình ảnh thay vì tập trung làm tốt công việc.
Bài học: Xây dựng thương hiệu tốt cũng không thể cứu vãn được chất lượng sản phẩm.
3. Target
Các bé trai thường thích các mô hình đồ chơi, đặc biệt là của những nhân vật hư cấu mà chúng bé coi như thần tượng. Tuy nhiên, trong khi những mô hình của Người nhện hay Người mèo có vẻ như vô hại, có lẽ việc bao gồm trong dãy "Đồ chơi" cả những trùm ma tuý hay kẻ buôn bán thuốc phiện từ một bộ phim người lớn không phải là một quyết định thông minh chút nào.
Bài học: Hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn phù hợp đối tượng khách hàng.
4. Hãng hàng không Hoa Kỳ
Hãng hàng không Hoa Kỳ trả lời những dòng tweet phàn nàn bằng những mẩu tin nhắn tự động như "Chúng tôi khuyến khích phản hồi của bạn...", song họ đã quá dại dột khi đăng kèm theo những dòng tin đó một bức hình khiêu dâm. Dòng tweet đầy xúc phạm đó đã được cư dân mạng truyền tay nhau đến hàng trăm lần trước khi hãng này phát hiện ra sự cố.
Bài học: Đừng để một thực tập sinh làm hỏng cả chiến dịch quảng bá trên mạng của công ty.
5. Market Basket
Khi ban giám đốc của chuỗi cửa hàng tạp hoá Market Basket dùng vài chuyên viên sa thải để cho CEO Arthur T. Demoulas thôi việc, họ hoàn toàn không ngờ rằng sẽ phải hứng chịu một cuộc đình công tự phát, theo sau là một làn sóng tẩy chay từ khách hàng. Sau khi đã mất hàng triệu USD, ban giám đốc đành phải trao lại quyền kiểm soát công ty cho vị CEO đã bị lật đổ kia.
Bài học: Nhân viên công ty chính là những người xây dựng thương hiệu.
6. American Apparel
CEO của công ty, Dov Charney, từ lâu đã nổi tiếng với thói quen phóng túng và ưa mạo hiểm của mình. Trong thời điểm ban giám đốc công ty đang cân nhắc đuổi việc anh ta, thật là thiếu sáng suốt xét trên góc độ xây dựng thương hiệu khi Charney khởi động một chiến dịch với những tấm ảnh không phù hợp. Hậu quả thì ai cũng rõ.
Bài học: Đừng chọn lúc lùm xùm mà xây dựng thương hiệu.
7. Hãng hàng không Malaysia
Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng sau khi mất đến hai chiếc may bay chỉ trong một tháng, hãng sẽ nỗ lực lấy lại hỉnh ảnh thương hiệu. Vậy mà họ lại khởi động một chiến dịch quảng cáo mang tên "Bucket List" (Danh sách những điều phải làm trước khi lìa đời). Chiến dịch kêu gọi mọi người chia sẻ những nơi họ muốn đến TRƯỚC KHI CHẾT. Có lẽ câu trả lời phù hợp chính là được nhìn thấy sân bay đích đến!
Bài học: Khi công ty bạn đang lâm nguy, đừng dại mà đổ thêm dầu vào lửa.
DiaOcOnline.vn - Theo Zing News
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: