Top

TP.HCM: Bất động sản sụt giảm, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Cập nhật 08/11/2019 08:00

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM, tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, dẫn đến giá nhà đất tăng đem lại lợi nhuận lớn cho một số chủ đầu tư, nhưng lại làm cho khách hàng phải mua nhà giá cao hơn....



Theo HoREA, tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản….

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Theo HoREA, 9 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh tiếp tục xu thế bị sụt giảm, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư.

Cùng với đó, chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư, giảm khoả

ng 72% và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng, giảm khoảng 38%, so với cùng kỳ năm 2018. Đồng thời, chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018. Trong đó, có đến 31 dự án nhà ở quy mô “vừa và nhỏ”, nhưng có 1 dự án đại đô thị tại quận 9 với tổng số 10.007 căn hộ, tỷ lệ 63%, chiếm vị thế áp đảo trên thị trường.

Theo HoREA, tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, dẫn đến giá nhà đất tăng đem lại lợi nhuận lớn cho một số chủ đầu tư, nhưng lại làm cho khách hàng phải mua nhà giá cao hơn. Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

HoREA nhận thấy thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh hiện nay về bản chất không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, vì vẫn còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng (sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng 2011-2013). Thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào tình thế khó khăn hiện nay chỉ có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, mà nguyên nhân là do vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật.

“Tuy nhiên, do thị trường bất động sản có "độ trễ" nên nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn hiện nay, thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể có nguy cơ phá sản….”, đại diện HoREA phân tích.

DiaOcOnline.vn – Theo Infonet