Top

Thị trường BĐS: Đang trong tầm kiểm soát

Cập nhật 31/05/2016 09:28

Theo một chuyên gia Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE, việc điều chỉnh tỷ giá mới đây không ảnh hưởng nhiều đến thị trường BĐS, bởi thị trường nhà ở tại Việt Nam do nguồn cung trong nước chiếm phần lớn, đến 90%, vì vậy giá bán trung bình thị trường ít chịu tác động của biến động tiền tệ.

Ảnh minh họa

Thị trường BĐS có nhiều dấu hiệu rất tích cực đến từ phân khúc tầm trung, và đặc biệt một số dự án thuộc hàng cao cấp của Vingroup cũng đang rất nóng. Với những diễn biến thay đổi nhanh của thị trường BĐS, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, "bong bóng" bất động sản đã từng xảy ra năm 2007 - 2010, hoặc giai đoạn thị trường BĐS bị đóng băng nếu không cẩn trọng sẽ vẫn có nguy cơ quay trở lại.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng “bong bóng” không chỉ do sự phát triển lệch pha trên thị trường BĐS, trong đó có sự tập trung quá nhiều vào phân khúc cao cấp, bỏ qua nhu cầu của đại đa số người dân, mà phải kể đến yếu tố đầu cơ găm hàng, kích động, tạo nhiều đợt sóng đẩy giá ảo trên thị trường khiến người dân mất niềm tin...

Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, nếu chỉ dựa trên những yếu tố trên thì nguy cơ bong bóng BĐS khó có thể xảy ra.

Bởi lẽ, nền kinh tế nước ta chỉ mới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12,51%, năm 2014 ở mức 12,62%, dự kiến năm 2015 cũng chỉ ở mức khoảng 16%, trong lúc mức tăng trưởng tín dụng năm 2007 là năm đỉnh điểm của "bong bóng" BĐS lên đến 37,80%.

Chính phủ đang giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đang thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và linh hoạt, tái cấu trúc mạnh mẽ hệ thống NHTM. Mặc dù có một yếu tố đáng quan ngại là phân khúc BĐS cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất mạnh, nguồn cung tăng nhanh, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Nhất là hoạt động đầu cơ, thổi giá trên thị trường đã hầu như không còn tái diễn như trong thời gian qua.Vì vậy, sẽ khó có cơ hội cho “bong bóng” quay trở lại” – ông Châu khẳng định.

Theo một chuyên gia Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE, việc điều chỉnh tỷ giá mới đây không ảnh hưởng nhiều đến thị trường BĐS, bởi thị trường nhà ở tại Việt Nam do nguồn cung trong nước chiếm phần lớn, đến 90%, vì vậy giá bán trung bình thị trường ít chịu tác động của biến động tiền tệ.

Ngoài ra, các dự án đã và đang xây dựng cũng không chịu nhiều tác động của biến động tỷ giá do chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu tại các dự án này thường là chi phí đã xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, các dự án trong tương lai phải nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ chịu áp lực tăng giá bán do chi phí bằng tiền đồng sẽ cao hơn. Đặc biệt,  BĐS vốn được xem là kênh đầu tư yêu thích của người Việt Nam so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, lãi suất tiết kiệm.

Vì vậy, các nhà đầu tư trong nước có tiền đồng nhàn rỗi sẽ chuyển sang quan tâm tới BĐS nhiều hơn, đặc biệt là các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời từ việc cho thuê và các cơ hội đầu tư có khoản sinh lời cố định trước những biến động.


DiaOcOnline.vn - Theo Thời báo Ngân hàng