Ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng không phải cứ trụ sở to đẹp thì mới cải cách hành chính, liên thông thủ tục tốt.
Phối cảnh dự án và khu vực dự kiến triển khai dự án Trung tâm văn hóa Hải Dương ẢNH: LÊ TÂN
|
Theo một lãnh đạo Bộ KH-ĐT, hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung tại các tỉnh vẫn còn hiệu lực, nên các địa phương cần bám sát để thực hiện. “Đây là cái trần, cái khung pháp lý cao nhất. Chỉ khi Chính phủ dỡ cái khung này thì lúc đó sẽ xem xét cụ thể đề xuất của mỗi địa phương, từ quy mô, phân kỳ...”, vị này nói.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương nói gì về “trung tâm hành chính ngàn tỉ” ?
Trả lời về thông tin Hải Dương chia nhỏ, đổi tên dự án để xây dựng trung tâm hành chính ngàn tỉ mà Thanh Niên đề cập, ông Vương Đức Sáng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết: “Trung tâm hành chính công gồm trụ sở của tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các sở, ngành vẫn dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Còn dự án chúng tôi đang xin phép xây dựng là một tiểu dự án trước đây có tên Trung tâm hội nghị và quảng trường, hiện nay đổi thành Trung tâm văn hóa xứ Đông, nên không thể nói là chia nhỏ để tái khởi động việc xây trung tâm hành chính tỉnh được. Dự án này rộng hơn 4 ha, được quy hoạch trong cùng khu đất rộng 20 ha với trung tâm hành chính mà thôi”.
Về tính cần thiết để xây dựng Trung tâm văn hóa xứ Đông, ông Sáng nói: “Theo quy định, tỉnh nào cũng phải có trung tâm văn hóa. Hải Dương thì tuy có mà như không, vì trung tâm văn hóa hiện tại là một tòa nhà được xây dựng từ năm 1964, sức chứa tối đa 500 người và đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu tổ chức các sự kiện lớn. Chính vì vậy nhu cầu có 1 trung tâm văn hóa mới là chính đáng. Trung tâm này là công trình đa năng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người dân, vừa là nơi tổ chức các sự kiện của tỉnh và cả các tổ chức, doanh nghiệp nếu có nhu cầu. Khuôn viên xung quanh thì chúng tôi xây dựng thành quảng trường của tỉnh”.
Việc chuyển đổi từ hình thức đầu tư BT sang dùng ngân sách, ông Sáng giải thích: “Sau khi nghiên cứu và rút kinh nghiệm, chúng tôi thấy hình thức BT có nhiều vấn đề. Chính vì vậy, cùng một khu đất (Khu đô thị ven sông Thái Bình), thay vì dùng đổi cho doanh nghiệp để đầu tư theo hình thức BT, chúng tôi đã bán đấu giá công khai và thu về hơn 800 tỉ, rồi dùng số tiền đó để đầu tư xây dựng các công trình, trong đó có Trung tâm văn hóa xứ Đông. Việc này mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, công trình được xây dựng bằng ngân sách thì cũng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn”.
Ông Sáng thông tin thêm về quy mô và mức độ thì dự án xây dựng trung tâm văn hóa xứ Đông thuộc thẩm quyền thẩm định và phê duyệt của tỉnh. Nhưng trước đó dự án này nằm trong cùng một tờ trình với dự án xây dựng Trung tâm hành chính công nên khi triển khai và thay đổi hình thức đầu tư nên tỉnh phải có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép.
Theo tìm hiểu của PV, trước đó, trong Tờ trình số 2375 ngày 16.7.2018 của UBND tỉnh Hải Dương do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái ký, ghi rõ: Quy mô đầu tư (như Tờ trình số 38 năm 2014) gồm các công trình khu trụ sở HĐND tỉnh - UBND tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; khu làm việc khối các sở ngành; trung tâm hội nghị; sân đường, quảng trường. Cho nên, trong văn bản đề nghị các bộ, ngành cho ý kiến về đề xuất của tỉnh Hải Dương, Văn phòng Chính phủ cũng ghi rõ: về việc điều chỉnh hình thức đầu tư công trình Trung tâm hội nghị và quảng trường nay có tên gọi mới là Trung tâm văn hóa xứ Đông, thuộc khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương.
Tương tự, trong văn bản góp ý, Bộ TN-MT cũng 2 lần nhấn mạnh Trung tâm văn hóa xứ Đông thuộc dự án “Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương”. Đặc biệt, tại điểm 1, Bộ TN-MT khẳng định: Việc triển khai Trung tâm văn hóa xứ Đông là hạng mục thuộc Khu hành chính tập trung tỉnh Hải Dương cần xem xét, đảm bảo theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng năm 2017 về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng khu hành chính tập trung tại các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư.
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: