Ngày 17.1, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP.HCM đã trình UBND TP phương án thực hiện rà soát, phân loại tiêu chí xử lý các dự án chậm triển khai trên địa bàn TP.
Theo Sở TN-MT, đối với dự án được chấp thuận địa điểm đầu tư, toàn TP có 427 dự án (diện tích 4.132 ha), trong đó có 254 dự án xây dựng nhà ở (hơn 2.034 ha), 53 dự án sản xuất kinh doanh (hơn 877 ha) và 120 dự án phúc lợi công cộng (hơn 1.220 ha).
Đối với dự án đã có quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất từ ngày 1.1.2001 đến 31.12.2011, UBND TP có quyết định giao, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng đất 2.722 dự án (khoảng 21.786 ha). Trong đó, 921 dự án thực hiện xây dựng nhà ở (hơn 9.356 ha), 1.003 dự án sản xuất kinh doanh (khoảng 7.727ha) và 798 trường hợp dự án công cộng (4.702 ha).
Khu ấp Doi (Q.Gò Vấp) hiện nay cỏ cây mọc đầy vì dính dự án treo - Ảnh: Đình Sơn |
Sở kiến nghị UBND TP giao cho UBND quận, huyện, Ban quản lý khu Nam rà soát lại toàn bộ, tổng hợp và đề xuất xử lý, thông báo chấm dứt hoặc hủy bỏ nội dung thực hiện, công bố công khai trên các phương tiện truyền thông các trường hợp này trước ngày 30.1.
Liên quan đến những dự án bồi thường dưới 50% đã được UBND TP có quyết định chấm dứt thực hiện và không tiếp tục gia hạn, Sở TN-MT cho biết đã yêu cầu UBND các quận, huyện trong tháng 1.2013 phải công khai danh sách chủ đầu tư và các dự án trên phương tiện truyền thông để người dân biết. |
Còn đối với những trường hợp được UBND TP hoặc Sở TN-MT chấp thuận địa điểm đầu tư thực hiện dự án, theo quy định hiện hành, các trường hợp nhà, đất trong khu vực này về pháp lý chưa có quyết định thu hồi đất do đó quyền của người sử dụng đất theo quy định tại luật Đất đai vẫn được bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, thực tế việc xây dựng, cải tạo sửa chữa của người dân có nhà đất trong khu vực này bị hạn chế nên Sở kiến nghị phải xem xét giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân.
“Quan điểm của Sở là nên tập trung giải quyết quyền lợi của người dân về sửa chữa, cải tạo nhà trong khu quy hoạch và xây dựng các tiêu chí để xử lý đối với các dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng bị vướng mắc”, Sở TN-MT kiến nghị thêm.
Đối với những dự án có tỉ lệ bồi thường dưới 50%, căn cứ xử lý nếu xác định lỗi do chủ đầu tư. UBND quận, huyện đề xuất trình UBND TP ban hành quyết định thu hồi dự án hoặc hủy quyết định thu hồi đất. UBND quận, huyện công khai quy hoạch, xem xét giải quyết quyền và nghĩa vụ của người dân theo quy định. Đề xuất sử dụng đất, giao đất cho nhà đầu tư khác có năng lực thực hiện dự án theo quy hoạch.
Liên quan đến những dự án bồi thường dưới 50% đã được UBND TP có quyết định chấm dứt thực hiện và không tiếp tục gia hạn, Sở TNMT cho biết đã yêu cầu UBND các quận, huyện trong tháng 1.2013 phải công khai danh sách chủ đầu tư và các dự án trên phương tiện truyền thông để người dân biết.
Dự án có tỉ lệ bồi thường từ 50-80% thì UBND quận, huyện hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, xem xét điều chỉnh giảm quy mô dự án trên cơ sở quy hoạch được duyệt và đảm bảo kết nối cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực.
Dự án bồi thường từ 80-100%, UBND các quận, huyện giúp nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện thủ tục thu hồi phần diện tích còn lại.
Dự án có tỉ lệ bồi thường đạt 100% nhưng dự án chậm, chưa đầu tư xây dựng hạ tầng do thiếu vốn, nếu hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND quận, huyện kiến nghị UBND TP cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng hoặc hợp tác với các nhà đầu tư khác. Kiến nghị UBND TP cho giãn tiến độ, tạm ngưng đầu tư, hỗ trợ vay hợp lý hoặc chuyển sang sử dụng tạm vào mục đích khác nhằm giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư, xã hội.
Nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng dự án “treo” trên địa bàn TP, Sở TNMT cũng đã đưa ra 2 phương án xử lý.
Phương án 1 là giao cho sở ngành chuyên môn xây dựng định lượng tiêu chí, áp dụng xử lý chung cho tất cả các dự án trên địa bàn TP. Theo Sở, ưu điểm của phương án này là xử lý nhanh nhưng chủ quan vì mỗi quận huyện sẽ có những đặc điểm riêng riêng chứ không đồng nhất.
Phương án 2 là giao cho UBND các quận, huyện rà soát dự án tại địa phương, tự xây dựng định lượng tiêu chí theo các nội dung để áp dụng xử lý. Sở TN-MT cho rằng phương án này phù hợp với tình hình của từng quận, huyện; đồng thời hỗ trợ giải quyết tháo gỡ khó khăn nếu có. Tuy vậy, thời gian thực hiện xử lý chung cho toàn TP có thể bị kéo dài vì tình hình của các quận, huyện không giống nhau.
DiaOcOnline.vn - Theo Thanh Niên
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: