Trong vai người đi thuê nhà trọ học, chúng tôi đi một vòng quanh làng Dịch Vọng Hậu hỏi thuê nhà nhưng đều nhận được câu trả lời: “Không có! phải ra trung tâm”. Nói là trung tâm nhưng đó là mấy quán bán nước, bán rau ở ngay đầu làng.
Trong vai người đi thuê nhà trọ học, chúng tôi đi một vòng quanh làng Dịch Vọng Hậu hỏi thuê nhà nhưng đều nhận được câu trả lời: “Không có! phải ra trung tâm”. Nói là trung tâm nhưng đó là mấy quán bán nước, bán rau ở ngay đầu làng. Bà Nguyễn Thị Dần, ngõ 175 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) chuyên dẫn khách thuê trọ, chèo ké “Nhà trọ có nhiều loại. Khách yêu cầu loại nhà nào tôi sẽ dẫn đi xem theo đúng yêu cầu. Trước khi đi đặt 100 nghìn đồng. Nếu không tìm được nhà thì sẽ hoàn tiền”. Rồi bà thêm “Từ ngày có kết quả thi, rất nhiều người đến tìm thuê trọ học cho con cháu. Nhiều người đặt cọc tiền trước nhằm giữ chỗ. Thuê nhanh đi không mấy hôm nữa sinh viên năm thứ nhất lên học, không có mà thuê đâu”.
Phòng trọ ở đây hầu hết là nhà cấp 4, được xây thành từng dãy nằm sâu trong ngách, diện tích dưới 12m2, chật hẹp và nhếch nhác. Nếu trước tháng 8/2010, căn phòng đó có giá 700 nghìn - hơn 1 triệu thì nay tăng lên 900 nghìn đồng - 1,2 triệu đồng/phòng. Còn phòng trọ có diện tích từ 12m2 trở lên trước đây dưới 1,2 triệu thì nay có giá trên 1,3 triệu đồng/tháng.
Chủ nhà không ngừng tăng giá, khiến người thuê trọ không ít lao đao. Tiền điện nước tính riêng. Nước tùy chủ nhà định giá nhưng phổ biến từ 30.000 - 100.000 đ/người/ tháng, điện có giá 3.000đ - 3.500 đ/1 số. Với căn phòng trọ hẹp trong ngách nhỏ, xe máy phải đem gửi nơi khác (giá gửi xe khoảng 200.000 - 300.000 đ/tháng), tính sơ sơ, tiền nhà, điện, nước cũng gần 2 triệu đồng/phòng.
Với những căn hộ khép kín (nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng diện tích hẹp) và căn hộ chung cư cũ có mức giá từ 2, 5 triệu đồng trở lên. Căn hộ ở khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Trung Hòa nhân chính giá không dưới 4 triệu đồng/phòng/căn hộ thì chỉ những sinh viên gia đình có điều kiện mới có tiền để thuê. Nguyễn Hoàng Linh, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhăn nhó “Chúng em vừa vào năm học mới, chủ nhà lại đòi tăng giá. Nếu không chấp nhận giá tăng thì chủ nhà yêu cầu chuyển đi nơi khác, dành chỗ cho sinh viên khóa mới”. “Biết tìm nhà rất khó nên bọn em phải chấp nhận” - Hoàng Linh ngậm ngùi. Thực tế, giá tăng nhưng những căn nhà cho thuê ngày càng xuống cấp, xập xệ và nhếch nhác.
Nhu cầu thuê trong thực tế rất lớn nên người dân xây nhà cho thuê trọ được quyền “tự tung tự tác”, tự định giá và nâng giá cho thuê theo ý chủ quan của họ khiến thị trường ở mảng cho thuê này chỉ tăng mà không có giảm. Chương trình xây dựng KTX cho sinh viên các trường đại học, xây dựng nhà cho người thu nhập thấp tại đô thị đang được đẩy nhanh. Hy vọng trong thời gian tới, mỗi khi năm học mới bắt đầu, sinh viên không phải lo lắng về việc tăng giá bất ngờ, không phải loay hoay khổ sở đi tìm thuê trọ như hiện nay.
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: