Theo Nghị định Về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của Chính Phủ, Nhà nước sẽ không thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trong các trường hợp là nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội,…
Một số trường hợp khác nhà nước cũng không được thực hiện bán như: Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ; nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước. Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại thành nhà ở mới hoặc công trình khác. Nhà không có nguồn gốc, nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ,…
Đối với nhà ở xã hội, chỉ được phép bán khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi quyết định bán nhà ở này. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì việc bán nhà ở xã hội mới được thực hiện.
Nhà ở xã hội thuộc sẽ sở hữu nhà nước sẽ không được bán
Giá bán của nhà ở xã hội phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật trong dự án nhà ở xã hội; giá bán nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Đối với nhà ở cũ đang cho thuê thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất. Còn đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân, tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì cơ quan bán nhà ở căn cứ vào tỷ lệ số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình để tính số tiền bên mua phải tiếp tục trả theo giá bán.
Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở; hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở và việc phân bổ hệ số các tầng khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ đang cho thuê.
Nghị định này cũng quy định rất rõ về giá thuê và chi phí liên quan đến việc thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Cụ thể, đối với nhà ở công vụ thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì, không tính chi phí khấu hao vốn đầu tư xây dựng và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà ở xã hội thì giá thuê được xác định theo nguyên tắc tính đủ các chi phí bảo đảm thu hồi vốn đầu tư xây dựng, chi phí bảo trì quỹ nhà ở xã hội và không tính tiền sử dụng đất.
Đối với nhà chung cư là nhà ở xã hội, nhà ở cũ đang cho thuê thì người thuê có nghĩa vụ đóng các chi phí quản lý vận hành nhà ở đó theo đúng quy định.
Đối tượng thuê nhà ở xã hội bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, người có công với cách mạng, công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp;…
Điều kiện được thuê nhà ở xã hội cũng được quy định rõ trong nghị định này. Cụ thể, phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, hư hỏng, dột nát.
Phải có hộ khẩu thường trú hoặc có hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên và có đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi có nhà ở cho thuê…
DiaOcOnline.vn - Theo VTC News
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: