TPHCM hiện có 14 chung cư chưa hoàn tất xây dựng dự án đã cho cư dân vào sinh sống, nên sở Xây dựng cảnh báo tới đây xử lý thật nặng để răn đe.
Năm 2016, nhiều chung cư tại TPHCM vi phạm xây…Có cần dẹp kinh doanh khỏi chung cư?TPHCM: Cấp quận được cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp…
Cảnh báo trên đã khiến hàng ngàn người ở những chung cư trên lo sợ mình sẽ rơi vào cảnh bị đuổi ra khỏi căn hộ tương tự như 20 hộ dân ở chung cư Bảy Hiền Tower toạ lạc tại số 9, Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình hồi g iữa năm 2016.
Đẩy hình phạt cho người dân bị lừa
Dẫn sự việc trên để thấy, nếu sở Xây dựng xử cứng rắn thì nỗi lo “bị đuổi” của hàng ngàn người ở 14 chung cư chưa hoàn thiện đã cho dân vào ở như thống kê là hoàn toàn không thừa. Đứng đầu “nỗi lo” của cư dân chung cư có lẽ là ở chung cư HQC Plaza, huyện Bình Chánh, TPHCM.
Chung cư này dự kiến bàn giao cho người dân vào cuối năm 2015. Đến hẹn, chủ đầu tư xin gia hạn đến hết tháng 4/2016. Thế nhưng, khi đến ngày nhận nhà, nhiều người té ngửa khi thấy công nhân vẫn đang hì hục trộn bêtông, vật liệu xây dựng bày la liệt… Đặc biệt đến thời điểm hiện tại – tức nhận nhà đã gần tròn năm – nhưng bãi giữ xe của chung cư này vẫn chưa hoàn thiện.
“Chung cư này đã bị xử nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục triệt để. Do đó, hiện tại chúng tôi rất sợ chính quyền “cứng rắn” theo kiểu chung cư Bảy Hiền Tower”, anh Duy, ngụ chung cư này lo.
Theo anh Duy, sống trong chung cư còn thiếu đủ bề ai cũng lo (thực tế cháy đã xảy ra ở chung cư này – NV) nhưng đã dọn vào ở rồi mà vì lỗi của chủ đầu tư mà bị “đẩy” ra thì tội cho người dân lắm.
“Chúng tôi ủng hộ quan điểm xử nặng chủ đầu tư và ủng hộ quan điểm phải có chế tài thật nặng. Cần thiết đưa hành vi công trình chưa hoàn thiện, chưa nghiệm thu mà dám đưa dân vào ở vào tội hình sự để răn đe các chủ đầu tư liều. Thế nhưng, đừng vì chủ đầu tư coi thường quy định không chịu khắc phục thiếu sót rồi các cơ quan chức năng xử cư dân ở trong chung cư thì tội họ lắm. Như vậy thì quýt làm cam chịu”, anh Duy mong muốn.
Anh Hữu, một cư dân ở chung cư Bảy Hiền Tower, cho rằng đúng ra trước khi các đơn vị liên quan cắt điện, nước đuổi cư dân ra khỏi chung cư ra để hoàn thiện thì phải buộc chủ đầu tư có phương án hỗ trợ cư dân khi di dời chứ không phải bắt cư dân gánh cái lỗi sai của chủ đầu tư.
“Hãy giải quyết sự việc ngay từ gốc, đừng cứ đè ngọn ra mà xử là không ổn. Rất may, sự việc được báo chí và cả phó thủ tướng lên tiếng nên chúng tôi thời điểm đó mới tạm yên tâm”, anh Hữu nhớ lại.
Bị phạt sướng hơn bị đền
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản thì hiện nay không ít các chủ đầu tư chung cư “khoái” bị phạt hơn phải bị đền tiền chậm giao nhà theo tiến độ hợp đồng đã ký với khách hàng.
Cụ thể, hiện theo khoản 4 điều 31 nghị định 121/2013 thì hành vi tổ chức bàn giao khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định bị phạt từ 80 – 100 triệu đồng. Thực tế mức phạt này không thấm với việc chủ đầu tư bị đền tiền lãi phạt hợp đồng. Chính vì vậy, các chủ đầu tư cứ vô tư phạm luật, giao nhà sớm cho khách hàng bất chấp những rủi ro, nguy hiểm mà khách hàng phải gánh chịu.
“Nguyên nhân thực sự là họ tìm mọi cách chiếm dụng vốn của khách hàng. Bởi trong vòng đời dự án thì khoảng thời gian cuối chủ đầu tư phải thanh toán nhiều nhất cho nhà thầu xây dựng, chi phí tồn đọng là 20 – 30% giá trị công trình. Nên dù công trình đang hoàn thiện thì chủ đầu tư vẫn bàn giao cho khách mua nhà để sớm thu phần tiền còn lại, lấy tiền thanh toán cho nhà thầu…”, một chuyên gia bất động sản chỉ rõ và tiết lộ thêm đó cũng là chiêu né trách nhiệm của chủ đầu tư với khách hàng khi bị phát hiện công trình có chất lượng kém. Khách hàng nhận nhà trước, buộc phải ký nghiệm thu công trình. Theo đó, khi phát hiện căn hộ kém chất lượng không như trong hợp đồng thì mọi chuyện đã rồi!
Trao đổi về thực tế tại sao cơ quan chức năng không thể triệt tận gốc thực trạng nhiều chủ đầu tư coi thường quy định cứ đưa dân vào ở khi công trình chưa hoàn thiện, một lãnh đạo sở Xây dựng phân trần dù có quy định xử phạt nhưng lại không có biện pháp áp dụng bắt buộc khắc phục hậu quả nên sai phạm vẫn xảy ra sau khi bị “trảm”. Đặc biệt, vị lãnh đạo này cho hay đã kiến nghị bộ Xây dựng để có phương hướng cụ thể.
Để không bị lừa khi mua nhà hình thành trong tương lai
Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đưa ra lời khuyên, để không bị lừa khi mua nhà chung cư hình thành trong tương lai thì nhất thiết khách hàng phải kiểm tra rõ các thông tin: đầu tiên là dự án đó phải có tên trong danh sách công bố của sở Xây dựng. Chủ đầu tư có thông báo tình trạng pháp lý dự án cho người mua nhà để người mua nhà kiểm tra pháp lý dự án trước khi quyết định mua. Đặc biệt, sở Tài nguyên và môi trường đã công khai minh bạch các thông tin về dự án như vị trí, tình trạng pháp lý, các thông tin về thế chấp, giải chấp, được phép bán hay không và các thông tin này được niêm yết chưa.
DiaOcOnline.vn - Theo TGTT
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: