Trong quý 1/2007, Thủ tướng có 2 văn bản cho phép Bộ Xây dựng triển khai xây dựng đề án hình thành 3 tập đoàn.
Tuy nhiên, cho đến nay nhiều doanh nghiệp, thậm chí có cả doanh nghiệp được lựa chọn làm nòng cốt, vẫn băn khoăn trăn trở trong việc thực hiện đề án này.
Trên cơ sở được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Bộ Xây dựng đang đôn đốc triển khai xây dựng đề án thành lập 3 tập đoàn, gồm: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng với Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt; Tập đoàn Chế tạo cơ khí nặng với Tổng công ty Lilama làm nòng cốt; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị do Tổng công ty HUD làm nòng cốt.
Vốn quá nhỏ hạn chế năng lực cạnh tranh
Tuy nhiên, trên thực tế, vốn điều lệ của các công ty cổ phần trong ngành xây dựng hiện nay phần lớn đều có quy mô nhỏ, tỉ lệ công ty cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 10 tỉ đồng chiếm hơn 59%, trên 20 tỉ đồng chỉ chiếm 16,38%.
Với mức vốn như vậy, các công ty cổ phần đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong hành trình đổi mới, các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện đầu tư và triển khai các phương thức nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản xuất kinh doanh nhưng trong hoạt động vẫn bộc lộ một số hạn chế.
Hầu hết các tổng công ty lại chỉ mạnh ở một vài lĩnh vực chuyên sâu nên không đủ sức thực hiện các công trình lớn, thi công phức tạp. Đây là thách thức không nhỏ đối với tất cả các doanh nghiệp xây dựng nước ta khi phải cạnh tranh với những tập đoàn nước ngoài không những mạnh về tài chính, rộng về thị trường, giàu về kinh nghiệm ở tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn - xây dựng - chế tạo đến lắp đặt...
Thứ nhất là các tổng công ty thường có lực lượng lao động lớn, tài sản lớn, đất đai nhiều. Ví như HUD đang sở hữu rất nhiều dự án liên quan đến đất đai nên việc thành lập tập đoàn khá phức tạp; Tổng công ty Sông Đà hiện đang quản lý trên 50 công ty con, khi trở thành tập đoàn, công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà - có thể chỉ quản lý 10 công ty con, số còn lại là do các công ty con quản lý.
Như vậy, tập đoàn không chỉ có tổ hợp công ty mẹ - công ty con mà còn có cả công ty "cháu" và việc cơ cấu lại các công ty con là yêu cầu tất yếu nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con.
Thứ hai là việc lựa chọn doanh nghiệp đối tác (tự nguyện và giới thiệu) tham gia tập đoàn. Khi vào tập đoàn, không phải là thương hiệu hiện có của mỗi đơn vị bị mất đi. Về lâu dài, các doanh nghiệp trong tập đoàn sẽ cùng nhau xây dựng một thương hiệu chung của mình, đồng thời vẫn duy trì và phát triển thương hiệu hiện có. Do đó, rất nhiều công ty nhỏ rất muốn được tham gia tập đoàn.
Ông Nguyễn Khánh Toàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà nói: "Với tốc độ phát triển như hiện nay, áp lực về vốn là vấn đề vô cùng nóng. Hầu hết các doanh nghiệp của Tổng công ty Sông Đà đều có vốn từ 20 tỉ đồng trở lên, nhiều doanh nghiệp có vốn từ 80 đến hàng trăm tỉ".
>> Không dễ thành lập tập đoàn ngành xây dựng (phần 2)
Theo Huyền Ngân - VnEconomy
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: