Top

Khách hàng phải làm gì để thoát khỏi "ma trận" rủi ro khi mua nhà dự án?

Cập nhật 23/06/2016 13:49

Đứng ở góc độ quản lý nhà nước về thị trường BĐS, ông Nguyễn Trường Sơn - Trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường BĐS (Sở Xây dựng TP.HCM), cho biết trước hết người mua cần phải xem xét là tính pháp lý của dự án, dự án phải có đầy đủ giấy phép xây dựng và hoàn tất các thủ tục liên quan.


Thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, cố tình xây dựng công trình sai phép, đưa dự án đi thế chấp ngân hàng, thậm chí dự án chưa được phép bàn nhưng vẫn ồ ạt bán,… khiến người mua nhà phải chịu rất nhiều rủi ro hiện nay. Tại Toạ đàm "Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung cư" diễn ra sáng nay tại TP.HCM, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho người mua nhà: Cần tỉnh táo vì cho dù giấy trắng mực đen thì thông tin vẫn bị thiếu. Tốt nhất là nên có sự tư vấn của luật sư. Thứ ba là phải kiểm tra mọi khía cạnh của hợ đồng, vì không còn theo mẫu như quy định trước đây.

Luật kinh doanh bất động sản 2014, có hiệu lực từ tháng 7/2015 quy định trước khi xây dựng thì chủ đầu tư phải có thông báo cho sở xây dựng và sở xây dựng xác nhận thì mới được phép xây dựng và công bố thông tin đầy đủ trên westie của Sở. Trước khi có Luật Nhà ở 2014 thì không quy định chủ đầu tư phải gửi thông báo thông tin đến Sở xây dựng, mà các dự án này tự xây dựng và chịu trách nhiệm. Chính vì điều này đã xảy ra huệ lụy hàng loạt dự án bị khách hàng kiện.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Cục phó Cục Quản lý Nhà (Bộ Xây dựng) cho biết, đây là vấn đề quan trọng và dư luận đang quan tâm. Theo ông Khởi, vấn đề phát sinh trong tranh chấp thời gian qua xuất phát từ nhiều nhiều nguyên nhân. Nhưng bất cập đầu tiên phải nói đến là bắt đầu từ hoạt động mua bán nhà dự án. Đây là khởi đầu cho mọi quyền và nghĩa vụ, cho mọi vấn đề liên quan đển sản phẩm nhà sau này từ quá trình xây dựng đến lúc bàn giao.

Ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty Luật ATIM, nhấn mạnh rằng về vấn đề công khai thông tin dự án, trong Luật Kinh doanh và Luật Nhà ở cũng như Nghị định 99 đã có hướng dẫn cụ thể. Trong đó có nội dung yêu cầu và hướng dẫn việc công khai thông tin, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho các cơ quan chức năng và người mua nhà trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai. Mới đây, kể từ 1/7/2015 Luật Kinh doanh và Luật Nhà ở sửa đổi chính thức có hiệu lực việc này càng được thắt chặt hơn.

"Như vậy luật pháp đã có quy định hướng dẫn cụ thể thực hiện việc này. Tuy nhiên trên thực tế nhiều dự án vẫn không công bố đầy đủ thông tin", ông Hiền nói.

Chuyên gia kinh tế Hồ Bá Tình thì cho rằng: "Trên thực tế, khi tiếp xúc với người mua nhà tôi thấy, họ không đủ am hiểu các cơ sở pháp luật. Ví dụ như thời gian bao lâu, điều kiện thế nào thị nhận sổ hồng, sổ đỏ. Đồng thời, khi gặp chủ đầu tư họ chỉ quan tâm đến giá cả phần lớn. Khe hở ở đây là người mua nhà thường ở thế yếu hơn do đó họ cần phải được bảo vệ bởi cơ quan quản lý. Chẳng hạn khi họ nghi ngờ về một dự án nào đó thì họ có quyền đến cơ quan quản lý để tìm hiểu dự án đó, ví như có đủ tiền sử dụng đất, giấy tờ…Như vậy sẽ đảm bảo cho quyền người mua nhà".

"Tiếp theo là phải có chế tài phạt nặng, hoặc giám sát của một tổ chức khác có thể không phải nhà nước để tăng uy tín của dự án đó. Đó có thể là những tổ chức đứng ra tư vấn, thẩm định đối với từng chủ đầu tư, dự án để người mua nhà dựa vào làm thông tin tham khảo. Điều này sẽ giúp thị trường minh bạch hơn, bởi nếu thị trường kém minh bạch thì rủi ro càng cao hơn, tranh chấp xảy ra càng nhiều thì người mua nhà càng dè dặt hơn. Khi thị trường phát triển cao hơn thì phải cần có những tổ chức trung gian, uy tín như vậy", vị chuyên gia này cho biết thêm.

Ông Khởi đưa ra lời khuyên, có những trường hợp chủ đầu tư chưa cung cấp thông tin nhưng người mua nhà tin tưởng chủ đầu tư thì họ chấp nhận mua. Ở đây hầu như người mua nhà phải tìm hiểu thông tin, và vấn đề là tìm hiểu đến đâu. Sở xây dựng sẽ cung cấp thông tin về việc cung cấp thông tin đầy đủ về dự án. Các thông tin về dự án thì chủ đầu tư nắm đầy đủ nhất nhưng tùy từng dự án thì mức độ cung cấp khác nhau. Ví dụ 32 dự tại TP.HCM công khai bán là đã được xác nhận pháp lý, tuy nhiên những thông tin về giá cả, diện tích…thì người mua nhà phải đến chủ đầu tư.

Đứng ở góc độ quản lý nhà nước về thị trường BĐS, ông Nguyễn Trường Sơn - Trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường BĐS (Sở Xây dựng TP.HCM), cho biết trước hết người mua cần phải xem xét là tính pháp lý của dự án, dự án phải có đầy đủ giấy phép xây dựng và hoàn tất các thủ tục liên quan. Thứ hai là người mua nhà phải hiểu rõ được sản phẩm mình mua có những đặc điểm gì. Liên quan đến việc ký kết hợp đồng, ngoài quy định rõ từ pháp luật thì cần có điều khoản cụ trong hợp đồng.

Lưu ý thứ 3 liên quan đến vấn đề bảo lãnh hay thế chấp của dự án. Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư đã thế chấp rồi, muốn bán thì phải giải chấp. Bên cạnh đó, khách hàng cần lưu ý bảo lãnh của ngân hàng là đối với các dự án đã thế chấp và bảo lãnh cho khách hàng tiến độ dự án. Khi chủ đầu tư không thực hiện không đúng tiến độ cam kết thì ngân hàng phải trả lại tiền cho người mua.


DiaOcOnline.vn - Theo Trí thức trẻ