Năm 2011 được nhận định là năm tái cơ cấu của các doanh nghiệp BĐS trong đó nguy cơ phá sản hoặc bán lại dự án được dự đoán diễn ra khá mạnh mẽ. Việc này gây đã gây ra nhiều rủi ro cho người mua nhà.
Trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp BĐS đang gặp khó khăn, nhiều DN đang triển khai dự án theo kế hoạch ngân hàng đột ngột dừng tiếp vốn, không giải ngân các khoản vay mặc cho trước đó,... nhiều dự án BĐS vì thế phải dừng triển khai.
Khi dự án dừng triển khai, hệ lụy là một loạt chi phí như lãi vay vẫn phải trả cho các khoản vay trước, máy móc, thiết bị, nhân công thuê vẫn phải thanh toán, trong khi hàng không bán được. Doanh nghiệp phải gánh trên lưng cả một gánh nặng nợ nần.
Một chuyên gia cho rằng, năm 2011 nhiều doanh nghiệp bất động sản đã làm ăn thua lỗ thêm vào đó áp lực trả nợ vay ngân hàng khiến doanh nghiệp thực sự mệt mỏi. Không chỉ vậy, những khách hàng mua nhà cũng phải chịu thiệt hại bởi sản phẩm họ mua chưa được hình thành và họ đã đầu tư nguồn vốn vào.
"Nhà đầu tư khi nhập cuộc cuộc chơi phải chấp nhận 2 lỗ hai là thất bát. Đầu tiên, nếu xác nhận là thất bát thì vấn đề ở đây là các nhà đầu tư cần cân nhắc rút khỏi thị trường lúc nào là hợp lý bởi bất kể nhà đầu tư, lợi nhuận là bao nhiêu, phân chia thế nào, mô hình nào thì chấp nhận phân chia lợi nhuận nhất định và những người tham gia cuộc chơi cũ sẽ là những người chịu thiệt nhiều nhất.
Bản thân các cơ quan quản lý cũng đã lường trước được các hệ lụy đối với thị trường và đang đưa ra các giải pháp, trong đó có việc tìm kiếm, tổ chức các nguồn vốn ổn định trên thị trường, giúp các doanh nghiệp có mô hình tái cấu trúc để có thể giúp doanh nghiệp có điều kiện vượt qua khó khăn trong bối cảnh này.
Theo ông Trần Như Trung - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Savills, với những thông tin có trên thị trường về việc người nọ nợ người kia và người kia tiếp tục nợ thành dây chuyền. Điều này hình thành chuỗi khiến nhiều người bất ngờ về việc nợ nần lẫn nhau kể cả các doanh nghiệp bất động sản.
Hệ lụy đối với người mua nhà, người muốn mua nhà có đầy đủ điều kiện tài chính và sẵn sàng đóng tiền đủ khi mua nhà tuy nhiên chỉ cần lượng người 30 người/100 người mua nhà có khả năng đóng tiền đúng tiến độ thì dự án vẫn không thể đúng tiến độ được bởi đây là cuộc chơi của nhiều người.
Nếu cơ quan quản lý không đưa ra phương án thì thị trường chắc chắn sẽ phải ép chúng ta làm điều mà mình không mong muốn.
Đằng sau câu chuyện các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, những rủi ro sẽ lại rơi vào chính những người đang góp vốn mua nhà tại các dự án... Trong đó, không ít người cả đời chắt chiu để góp vốn với doanh nghiệp với hy vọng mua được một ngôi nhà.
DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: