Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị cho gia hạn nợ, đảo nợ đến hạn, kéo dài thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đến 31-12-2013.
Hôm nay (11-4), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia xung quanh nội dung tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) về vốn, thuế, lãi suất, tiền sử dụng đất, thanh khoản thị trường…
“Chết” la liệt
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết: Hoạt động của đa số DN BĐS hiện nay cực kỳ khó khăn, “sức khỏe” kém, thậm chí đang “hấp hối”.
Theo ông Châu, thị trường BĐS hiện nay gần như bất động. Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình với các giải pháp như tái cấu trúc DN; tái cơ cấu đầu tư; đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án. Đặc biệt, có DN chủ động giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hòa vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều khuyến mãi đa đạng. Tuy làm hết sức nhưng nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn thì nguy cơ vỡ nợ càng cao. Nhiều DN phải tạm ngưng hoạt động, giải thể hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.
Khó khăn của các DN BĐS còn được thể hiện rõ qua các chỉ số hàng tồn kho, dòng tiền, lãi vay cao… Khảo sát các DN BĐS lớn niêm yết trên hai sàn chứng khoán cho thấy lượng hàng tồn kho trong báo cáo tài chính quá lớn, có DN do đầu ra không có nên kinh doanh thua lỗ, thậm chí không trả cổ tức cho cổ đông…
Với tình hình trên, không chỉ các chủ đầu tư mà các thành phần khác liên quan thị trường BĐS cũng điêu đứng. Hàng loạt các sàn môi giới BĐS từ sau tết đã buộc lòng phải đóng cửa văn phòng, giải thể, sa thải nhân viên, thậm chí phải chuyển sang kinh doanh dịch vụ giải khát, ăn uống. “DN BĐS đuối sức, một số ngành nghề khác như xi măng, sắt thép, nội thất, người lao động… cũng bị ảnh hưởng nặng nề” - ông Châu cho biết.
Thị trường BĐS hiện gần như tê liệt, nhiều DN BĐS buộc phải đình, giãn tiến độ thi công dự án. Ảnh: M.THẢO
|
Ưu đãi lãi suất cho người mua nhà
Trong các nội dung kiến nghị, HoREA đề nghị cho người tiêu dùng vay lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang có nhà ở nhưng diện tích chật hẹp dưới 5 m2/người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay người tiêu dùng và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS.
Giá BĐS ở Việt Nam quá cao, vì sao?
Theo ông Lê Hoàng Châu, có năm nguyên nhân khiến giá BĐS ở Việt Nam đắt hơn các nước trong khu vực. Đó là: chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cao (mua đất theo cơ chế thị trường thiếu sự điều tiết của Nhà nước); chi phí nộp tiền sử dụng đất cao (Nghị định 69); chi phí vốn cao (chủ yếu do lãi vay cao trên 20%/năm); chi phí xây dựng, nguyên vật liệu, nhân công (do công tác thị trường và chính sách thuế chưa hợp lý); thủ tục hành chính kéo dài làm tăng chi phí quản lý, mất cơ hội kinh doanh, làm sụt giảm nguồn cung cho thị trường…
DiaOcOnline.vn - Theo Pháp Luật TP
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: