Quý 1/2019, truyền thông nói nhiều về "sốt" đất Vân Đồn, nhưng thực tế tại đây chỉ có 165 giao dịch...
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại hội thảo "Tiêu điểm Bất động sản quý I - Xu hướng & cơ hội đầu tư quý 2/2019" diễn ra cuối tuần qua tại Thanh Hóa.
Đánh giá về thị trường bất động sản quý I, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong quý 1/2019, các con số đều sụt giảm như nhiều đơn vị đã công bố, tổng lượng giao dịch thành công cũng không cao. Tại Hà Nội trong quý I có 5.206 sản phẩm mới được chào bán ra thị trường, nhưng giao dịch thành công chỉ đạt có 3.200 sản phẩm, sức hấp thụ thấp hơn nhiều so với quý 4/2018.
Còn tại TP.HCM, trong quý 1/2019, có 3.274 sản phẩm chào bán, trong đó, có gần 3.000 giao dịch thành công.
Đất Vân Đồn không "sốt" như đồn thổi
Những con số sụt giảm cả về lượng sản phẩm mở bán và giao dịch thành công tại 2 thị trường bất động sản đầu tàu của cả nước cho thấy sự giảm tốc của thị trường bất động sản so với những năm gần đây, nhất là các năm 2017-2018. Trong năm nay, ngay từ quý 1 các con số cũng giảm so với cùng kỳ năm trước và so với quý 4/2018.
Ông Đính cũng cho biết, đối với TP.HCM, lượng cung phản ánh đúng thực trạng của thị trường. Hiện nay nguồn hàng từ các dự án không phải không có, thậm chí có nhiều, nhưng việc đủ điều kiện chào hàng lại đang gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn này xuất phát từ các cơ quan quản lý. Các dự án đang khẩn trương chào bán để thu hồi vốn, tuy nhiên việc phê duyệt các dự án đủ điều kiện khởi công xây dựng cho đến dự án đủ điều kiện đưa ra thị trường giao dịch đều đang nằm hồ sơ tại các cơ quan chuyên môn của TP.HCM, đấy là lý do mà khu vực phía Nam các tỉnh xung quanh TP.HCM hưởng lợi, các đơn vị kinh doanh tạm thời phải dạt sang các địa phương Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Yên Hòa.
Tại Hà Nội, giao dịch các dự án không đến mức trầm lắng như TP.HCM nhưng tốc độ chậm lại. Hiện nay chúng ta đang có guồng quay của hệ thống, đó chính là việc rà soát lại. Chúng ta từng có giai đoạn phát triển nóng, các dự án đồng loạt phát triển, tuy nhiên sau đó, hết giai đoạn nóng, chúng ta phát hiện ra nhiều điều chưa chuẩn, hiện đang rà soát lại. Vì vậy trên cả nước đều đang có sự rà soát, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 điểm lớn nhất của sự chậm đưa hàng ra thị trường.
Cũng theo ông Đính, quý 1/2019, truyền thông nói nhiều về Vân Đồn, Quảng Nam, Đà Nẵng. Nhưng thực tế Vân Đồn chỉ có165 giao dịch tại dự án Vương Long, Phương Đông.
Sốt nóng, giá ảo nhưng chúng tôi đánh giá phần lớn việc rao giá chỉ từ phía các nhà đầu tư, còn khách hàng khi tình hình đang nóng, họ sẽ chững lại để xem xét, thăm dò xem tình hình như thế nào. Rõ ràng một khi giá lên ào ào chúng ta cũng sẽ phải bình tĩnh xem xét như thế nào", ông Đính nói.
Liên quan đến thông tin "sốt" đất Vân Đồn như một số báo chí đưa thời gian vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, sốt đất có một phần là do chính quyền địa phương, một phần là do môi giới, có giao dịch mới có nguồn thu, nên nhiều môi giới đẩy lên thành sốt đất, khiến nhiều nhà đầu tư chạy theo tâm lý bầy đàn. Câu chuyện này đã diến ra ở nhiều nơi như Phú Quốc, Vân Đồn....
Tâm lý chuyển đổi đầu tư, hàng trăm căn hộ đầu tư đang bị đình trệ, đang phải rà soát lại do chính các nhà đầu tư và chính quyền địa phương nên nguồn cung thiếu, đặc biệt là nguồn cung có thể đem lại lợi nhuân. Do đó, các chủ đầu tư chuyển sang đầu tư đất nền cần ít vốn hơn chỉ cần đầu tư vào hạ tầng các nền đất, phân lô bán nền.
"Do đó, khi nào thông tin rõ ràng minh bạch ví dụ sáp nhập tỉnh thành, lên thành phố, lên quận thì thị trường mới bớt sốt ảo, và không chạy theo tin đồn theo tâm lý đám đông", ông Khởi nói.
DiaOcOnline.vn – Theo Vnmedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: