Top

Đằng sau những dự án ảo"phân lô bán nền trên giấy"

Cập nhật 21/07/2011 13:10

Đằng sau những dự án ảo" phân lô bán nền trên giấy" đã làm lũng đoạn thị trường bất động sản vốn dĩ còn chưa ổn định đã gây tác hại đến mức "báo động" tới tâm lý người tiêu dùng. Làn sóng dự án ảo đã diễn ra mấy năm nay nhưng luật pháp còn chưa động đến là vì đâu?


Nhiều dự án phân lô bán nền, huy động vốn tràn lan tạo nên nguồn cung ảo trên giấy, gây nhiễu loạn thông tin dự án trên thị trường.

Đó là một nội dung trong báo cáo tổng kết về tình hình thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2011 được Bộ Xây dựng công bố sáng 19/7. Thời gian qua, thị trường BĐS trầm lắng do những khó khăn về tín dụng và do cơ cấu sản phẩm BĐS chưa hợp lý.

Cụ thể, phân khúc căn hộ, nhà chung cư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cácdự án phát triển nhà ở đô thị. Chủ đầu tư mới tập trung vào đầu tư BĐS cao cấp mà chưa quan tâm tới phân khúc căn hộ diện tích nhỏ, giá trungbình, dẫn tới hiện tượng bão hòa ở mảng chung cư cao cấp. Từ đây góp phần gây ra hiệu ứng lây lan sụt giảm ở các mảng thị trường khác

Theo báo cáo, cả nước hiện có 913 sàn giao dịch BĐS đăng ký hoạt động song hiện tượng "làm giá", thu chênh, không công khai thông tin của các sàn vẫn chưa được kiểm soát.

Mặc dù các sàn giao dịch BĐS đi vào hoạt động đem lại diện mạo mới chothị trường, tác động làm thay đổi dần tập quán giao dịch cũ của người dân song cơ quan đầu ngành xây dựng thừa nhận, những bất cập còn tồn tại và chưa kiểm soát hết được từ hoạt động giao dịch này đã và đang gây dư luận không tốt trong xã hội.

Việc cấp phép phát triển dự án tại địa phương còn dễ dãi, ồ ạt, thậm chí nhiều địa phương cấp phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật và xã hội đủ điều kiện phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nhà ở.

Một hạn chế khác cũng được nêu ra trong báo cáo lần này là, lợi nhuận kinh doanh BĐS đứng ở mức rất cao dẫn tới nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, trong đó phải kể tới một bộ phận doanh nghiệp không có kinh nghiệm và năng lực tài chính, khiến dư nợ cho vay của ngân hàng đối với BĐS tăng mạnh.

Đối thị trường BĐS tại TP.HCM, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ, trong 6tháng đầu năm 2011, TP.HCM đã cấp 17.000 giấy phép xây dựng mới và sửa chữa, tăng 13% so với cùng kỳ. Việc xây dựng, sửa chữa trong dân vẫn ổn định nhưng riêng các dự án lớn thì giảm đáng kể, khoảng 50%.

Nguyên nhân do những khó khăn về tín dụng, do giá điện, nhiên liệu chi phí đầu vào khá cao nên các nhà đầu tư phải tính toán lại hiệu quả sảnxuất kinh doanh.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Bộ Xây dựng cũng đã thành lập 14 đoàn thanh kiểm tra tại một số bộ, ngành và địa phương, qua đó đề nghị giảm trừ,quyết toán trên 14 tỷ đồng, đề nghị các chủ đầu tư thu hồi trên 8 tỷđồng đã thanh toán sai, thu hồi nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ để xử lý trên 1,7 tỷ đồng.

Các sai phạm, thiếu sót được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chủ yếu liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh một số đồ án quy hoạch xây dựng; mẫu giấy phép xây dựng chưa đúng quy định. Sai sót trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán; thi công chưa đúng với thiết kế được duyệt; nghiệm thu, thanh quyết toán chưa đúng quy định.

Qua kiểm tra 128 sàn giao dịch bất động sản, 73 phòng thí nghiệm, có 24 sàn giao dịch và 43 phòng thí nghiệm đã có vi phạm chủ yếu là về thủ tục hành chính như cơ cấu tổ chức của một số sàn chưa phù hợp với nội dunghoạt động, diện tích sử dụng để giao dịch chưa đủ. Một số sàn không treo biển hiệu, một số phiếu kết quả thí nghiệm không có chữ ký của trưởng phòng thí nghiệm và của tư vấn giám sát của chủ đầu tư…

Tràn lan các dự án đô thị “phân lô, bán nền”xây thô rồi bỏ hoang

Câu hỏi đặt ra cho những nhà quản lý liệu đây có phải là hiện tương thâu tóm thị trường theo lợi ích nhóm không? Hay thị trường này thuộc về kẻ "mạnh" trên giấy có vây có cánh bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng?

Môi trường kinh doanh cần nhất sự công khai và minh bạch của cả hai đầu (cung, cầu), Nhưng hiện tại thị trường bất động sản của Việt Nam thì thiếu hẳn hai điều cần thiết ấy, cả cung và cầu đều ảo!

Cầu ảo là do nhiều kẻ đầu cơ nhưng cung ảo thì là gì? Có phải chăng vì coi thường pháp luật vì lợi ích nhóm và vì người dân còn quá nghèo thông tin chính xác hay vì cái gì nữa ..... mà có kiểu kinh doanh dù chưa có giấy phép đầu tư, chưa có dự án đã có quyền phát lệnh phân lô bán nền và thu tiền của khách trên cả các kênh thông tin truyền thông?

Hay đây là biện pháp kinh doanh mới của các chủ đầu tư "kiểu mới" đem về một nguồn lợi mới? Cùng mối quan hệ và lợi ích mới hay sao?

Để nền kinh tế ổn định và phát triển điều cần thiết nhất và khẩn cấp nhất hiện nay là phải có luật pháp làm trong sạch các thành phần kinh tế, phải đưa các thành phần này về đúng vị trí, đúng vai trò chủ quyền đúng thực lực và tự chủ,công khai, minh bạch không phụ thuộc vào thứ quyền lực ảo vô hình khác ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế và phải đứng, đi đúng bằng đôi chân của mình.

DiaOcOnline.vn - Theo Tầm Nhìn