Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo Thẩm tra việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chiều 22.10. Ảnh: Quochoi.vn
|
Tổng nhu cầu vốn nước ngoài từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016-2020 dự kiến khoảng 360.000 tỉ đồng. Đối với dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ đề xuất bố trí thêm 29.000 tỉ đồng.
Chiều 22.10, tại kỳ họp 6, Quốc hội khoá XIV, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã trình bày Báo cáo Thẩm tra việc đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Báo cáo đã chỉ ra những kết quả đạt được trong 3 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và những tồn tại, hạn chế. Báo cáo cũng nêu dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn trong 2 năm còn lại.
Đáng chú ý, về điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài, Chính phủ đề xuất bố trí thêm 29.000 tỉ đồng đối với dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, hiện nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị hướng xử lý, trên cơ sở đó, cơ quan quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư. Ủy ban Tài chính – Ngân sách kính trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Quảng cảnh phiên họp chiều 22.10. Ảnh: Q.V
|
Trước đó, trong văn bản về ODA và vốn vay ưu đãi gửi Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 8.2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng, tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư xảy ra đối với nhiều chương trình, dự án, điển hình là các dự án đường sắt đô thị.
Cụ thể, dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỉ đồng lên 51.750 tỉ đồng, sau khi thẩm định đang đề nghị điều chỉnh xuống 33.568 tỉ đồng.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh tuyến 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên tăng từ 17.387 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng.
Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.Hồ Chí Minh tuyến Bến Thành - Tham Lương vay nguồn Đức, ADB, EIB dự kiến tăng từ mức 26.116 tỉ đồng lên 47.603 tỉ đồng.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỉ đồng lên 47.325 tỉ đồng.
Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vay Pháp, ADB, EIB tăng tổng mức đầu tư từ 783 triệu EUR lên 1.176 triệu EUR, nghĩa là đội vốn 393 triệu EUR, tương đương khoảng 10.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 1, 2 của TP Hồ Chí Minh và Tuyến số 2 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) của thành phố Hà Nội hiện cũng đang trong quá trình điều chỉnh dự án.
Như vậy, theo tính toán, 5 dự án đường sắt đô thị trên đội vốn tới 132.576 tỉ đồng.
DiaOcOnline.vn - theo Lao Động
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: