Top

70% doanh nghiệp bất động sản, xây dựng ảnh hưởng

Cập nhật 01/02/2014 08:18

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng đã trả lời phỏng vấn báo Điện tử Tổ Quốc về tình hình bất động sản năm tới.

- Thưa ông, thị trường bất động sản trầm lắng những năm qua đã ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nghiệp của Tổng hội Xây dựng?

+ Tình hình cực kỳ xấu, cực kỳ khó khăn. 70% doanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sút doanh thu, lợi nhuận, việc làm, thất nghiệp cao. Tình trạng này nhiều ý kiến đổ lỗi cho việc tại nhà đầu tư, người người đầu tư vào bất đống sản vì lợi nhuận lớn. Tôi lại không cho là như thế.

Ai có tiền đều muốn đầu tư khi lợi nhuận lớn, nhưng ai là người chỉ huy, cấp đất? Tôi đề nghị nhiều lần rằng: ai cấp người đó chịu trách nhiệm. Người cấp thì biết trên sổ cộng trừ, 1.000 dự án thì bao nhiêu m2, dân số, năng lực nhà đầu tư như thế nào.

Năng lực nhà đầu tư có hạn mà cấp phép là tội của nhà quản lý chứ không phải là tội của các nhà đầu tư. Chúng ta nói quản lý theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, nói thì hay lắm mà không làm, cũng chẳng điều tiết được.

Tôi đố bạn tìm cho tôi ở Hà Nội có bao nhiêu dự án, chủ đầu tư là ai và nguồn kinh phí là ai. Quy lại thì không hiểu được thị trường, kiểu thầy bói chân voi, không biết voi to bằng nào. Đó là trách nhiệm của Nhà nước ở các địa phương rất nặng vấn đề này và rõ ràng thị trường còn u ám và thiếu minh bạch.

Tôi đố bạn biết huyện Từ Liêm có bao nhiêu dự án, có bao nhiêu diện tích. Đất cơ bản đã cấp hết rồi, từ Mễ Trì đến Láng Hòa Lạc đố tìm được mảnh đất nào không có chủ, "giấm hết" rồi. Vấn đề là phải ngừng lại, phân ra. Do đó, Bộ Xây dựng đang rà soát thu hồi bớt, ngừng dự án, trả lại cho dân trồng lúa. Tôi không biết chính xác bao nhiêu dự án đã bị thu hồi, nhưng gần đây tôi nghe nói sơ sơ đã thu hồi hơn 20 hoặc hơn 30 dự án. Tôi nghĩ các dự án ở Hòa Lạc, Mê Linh, Sóc Sơn... tôi đố bán được.

Các nhà lãnh đạo quản lý phải tỉnh, phản kiên quyết rà soát để phân ra loại nào cần thu hồi ngay, loại nào cần cho chậm tiến độ, loại nào phải rót tiền vào để tiếp tục. Chúng ta ra ngoài ngoại ô xem biết bao nhiêu nhà để không, lãng phí ghê ghớm.

Hay như hai bên đường Láng Hòa Lạc, tòa nhà Thế Hệ Mới, trông như 3 chuồng chim xấu không chịu nổi. Trên Bắc Thăng Long - Nội Bài, khu nhà bên phải đẹp có ai ở đâu, cả khu Từ Sơn hàng mấy trăm biệt thự liền kề để không, nuôi bò...

Lỗ hổng quan trọng quản lý không phải là luật mà là chính quyền quản lý, địa phương quản lý. kể cả công tác thanh tra, xử lý. Cái đó là khâu yếu nhất.

Ông Trần Ngọc Hùng

- Có bao nhiêu doanh nghiệp của tổng hội phải đóng cửa thưa ông?

+ Có tới 70% các đơn vị ảnh hưởng về mặt doanh thu, 30% còn lại có lãi thì trong đó có khoảng 15% là tốt và 15% hoạt động bình thường.

Những doanh nghiệp tốt là do có năng lực tài chính tốt, không vay ngân hàng, nhận đất đền bù trước thời kỳ rộ lên của bất động sản. Họ không phải trả lãi ngân hàng, nên nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh không sợ. Tôi biết có những doanh nghiệp bây giờ bán được 70% dự án, 30% còn lại họ không hạ giá, giữ nguyên giá.

- Theo ông bất động sản đã chạm đáy chưa?

+ Thế nào là đáy, làm gì có đáy. Nhiều lúc nói đáy cho vui thôi chứ có cái âm dưới đáy rồi, còn đáy đâu. Thà bán nhanh thổi vốn còn hơn vay nhiều, có trường hợp tụt dưới đáy rồi. Đáy phụ thuộc nhiều vào cung cầu. bán hàng, cầu nhiều nó lên, cầu phải thuộc vào kinh tế. Đáy là gì, chính là giá đất thôi, chứ giá nhà có thay đổi đâu.

Khi nào cung thật và cầu thật gặp nhau, một số người cần thiết phải mua nhà ở ngay thì mua. Một số người có điều kiện thật nên mua. Doanh nghiệp bán để cắt lỗ, cung cầu gặp nhau thì giảm tồn kho.


Kinh tế phát triển hơn, đời sống khá lên, tạo cho nguồn cung- cầu gặp nhau.

- Vậy tương lai của bất động sản sẽ như thế nào thưa ông?

+ Tất cả phụ thuộc thị trường. Kinh tế phát triển hơn, đời sống khá lên, tạo cho nguồn cung- cầu gặp nhau. Tôi cho rằng, gói 30.000 tỷ tại sao mới triển khai được ít, là do nguồn cung nhà ở xã hội không nhiều, số dự án được chuyển đổi không phải chỗ nào cũng có, toàn chuyển đổi ở nơi xa xôi, không phù hợp với cầu.

Tôi kiến nghị, sắp tới chuyển đổi toàn bộ cơ chế của gói 30.000 tỷ. Chúng ta phải trả lời câu hỏi nhà ở xã hội cho ai, cho người thu nhập thấp. Không có nước nào như Việt Nam, làm nhà cho người thu nhập thấp thì chỉ nên làm nhà cho thuê, thuê mua còn chúng ta lại bán một lần. Hai vợ chồng chị thu nhập được 20 triệu/tháng, dành dụm ra được 7-8 triệu thì có đủ trả tiền nhà, tiền lãi không?

- Cụ thể, gói 30.000 tỷ phải thay đổi điều gì để đi vào thực tế thưa ông?

+ Nghị định 188 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội mới đây đã "tháo" thêm một số quy định như được phép chuyển đổi nhà ở xã hội sau 5 năm. Nhưng tôi cho rằng, phải quyết liệt, kiên quyết hạn chế nguồn cung không cần thiết, thay đổi cơ cấu cung phù hợp với thị trường và người mua và nhà nước tập trung thu mua các dự án chuyển sang nhà cho thuê, thuê mua. Chứ đừng nên bán các loại căn hộ này vì bán không được bao nhiêu.

Tôi đố các bạn làm sao tiêu hết được 30.000 tỷ đến 1/7/20114. Nếu dùng tiền đó mua tất cả nhà cho thuê, nhà nước có chịu được không. Gói này có tác dụng thúc đẩy nhưng không phải là yếu tố quyết định cho thị trường. Yếu tố quyết định là người dân có năng lực làm việc đó (mua nhà) hay không.

DiaOcOnline.vn - Theo Tổ quốc