Top

Lịch sử kiến trúc Nga

Cập nhật 21/10/2010 11:30

Thế kỷ 15 – 18

Những công trình kiến trúc ở nước Nga trước đây rất ít được chú ý, mãi cho đến năm 1477, nền kiến trúc của Nga mới có phần khởi sắc. Khi đó những kiến trúc sư và những thợ thủ công người Ý được Aristotile Fioravanti của Bologna đã trực tiếp thuê về nước Nga để xây dựng lại Thánh đường Dormition. Ông quyết định xây dựng lại công trình này theo phong cách của nước Nga, tuy nhiên ông vẫn cho sử dụng các phương pháp xây dựng của Ý. Những thiết kế khác của Ý như cung điện Facets ở Moscow hoặc tu sửa và xây dựng lại Kremlin vào những năm 1485 – 1492 đã đem lại một sự pha trộn kiến trúc gây ấn tượng rất mạnh. Công trình xây dựng Thánh đường St Basil Ban phúc lành năm 1555, cùng nhiều nhà thờ khác với kiểu kiến trúc nhiều mái vòm được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch xây dựng của nước Nga ở thế kỷ thứ 16.



Saint Basil's Cathedral

Khi thành phố mới mang tên St Petersburg được Nga hoàng Peter Vĩ đại thành lập và xây dựng vào năm 1703, những kiến trúc sư đã xây dựng đồ án thiêt kế cho thành phố chủ yếu là: kiến trúc sư Zemtsov của Nga, những kiến trúc sư người Ý là; Michetti và Trezzini (người đã dựng đồ án thiết kế các Thánh đường St Peter và St Paul, 1714), kiến trúc sư người Đức là Schadel và kiến trúc sư người Pháp Le Blond. Cách bố trí sơ đồ và sắp xếp xây dựng các tòa nhà trong thành phố được thiết kế theo phong cách Phục hưng nhiều hơn là phong cách La mã truyền thống. Dưới triều đại của Nữ hoàng Elizabeth (1741 – 1762) những người chủ đạo trong thiết kế kiến trúc thành phố là: kiến trúc sư người Ý, Rastrelli (ông thiết kế đồ án xây dựng Cung điện Mùa đông năm 1754) và Rinaldi. Người kế vị của Nữ hoàng Elizabeth là Nữ hoàng Catherine Vĩ đại, những kiến trúc sư tiếp tục phát triển nền kiến trúc của thành phố là các kiến trúc sư người Nga; Bazhenov, Kazakof và Starov cùng một kiến trúc sư người Ý là Quarenghi và một kiến trúc sư Xcôtlen, Charles Cameron.

Thế kỷ 19



Dormition Cathedral, Kremlim, Moscow

Tại Đông Âu trong một phần tư đầu của thế kỷ thứ 19, ở đây, lối thiết kế mang phong cách Hy Lạp phục hưng được phát triển và phong cách thiết kế kinh điển cũng được hồi sinh vào giữa thế kỷ này. Kiến trúc sư người Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thời kỳ này là Thon, ông đã thiết kế xây dựng công trình kiến trúc nhà thờ lễ Truyền tin tại St Petersburg và Thánh đường St. Saviour đồ sộ ở Moscow (1838 – 1883 theo phong cách Lomba La Mã), cả hai công trình này đã bị phá hủy. Công trình Bộ hải quân của Zakharov ở St Petersburg (1806) là dấu hiệu đặc trưng nhất vẫn tồn tại của một công trình kiến trúc mang phong cách thiết kế tân cổ điển.

Thế kỷ 20



Ivan the Great Bell Tower, Moscow Kremlin

Hầu hết các công trình kiến trúc từ năm 1850 – 1917 không có nét gì nổi bật, thường là thực hiện kém chất lượng và mang sự hỗn độn của các phong cách thiết kế. Trong thời gian cách mạng, những kiến trúc sư trẻ đã theo phong trào thiết kế có xu hướng tạo dựng và phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại mới được cổ vũ nhiệt liệt. Năm 1932 phong cách chủ nghĩa kinh điển hầu như lấn át trên sân kiến trúc của nước Nga, nó được tôn vinh cho đến tận những năm 60. Những công trình kiến trúc đáng chú ý được dựng lên vào những năm 20 gồm có: Tòa nhà Xô Viết do Yofan thiết kế, Nhà hát Hồng quân do Alabyan thiết kế, Nhà hát Meyerhold do Schusev thiết kế, Thư viện Lenin do Shuko thiết kế, Học viện Quân sự do Rudner và Munz thiết kế, Sân bóng nước Dynamo do Morchan thiết kế, tất cả các công trình đó đều được xây dựng tại thành phố Moscow, công trình Cựu chiến binh chiển tranh do Simonov thiết kế được xây dựng tại Leningrad; Đập nước Lenin do Vesnin và nhà hát quốc gia được xây dựng tại Novosibirsk do Greeuberg thiết kế.



Archangel Cathedral, Kremlim, Moscow

Những công trình xây dựng từ thế chiến thứ hai có khách sạn Moscow, Nhà hát quốc gia ở Batum, những nhà ga xe điện ngầm, nhà bảo tàng Nizami tại Bacu và viện điều dưỡng ở Sochi… đều là những công trình quan trọng của nền kiến trúc Xô Viết.


Đến ngày nay nước Nga đã có thêm rất nhiều những công trìng kiến trúc hiện đại vào bậc nhất thế giới, và nó cũng khắc thêm cho kiến trúc Nga những sắc màu rực rỡ.


Khách sạn Ukraina là một trong bảy tòa nhà chọc trời ở Moscow, khách sạn này được xây dựng theo chỉ thị của Stalin trong những năm 1950 ở Moscow. Được xây dựng năm 1957, khách sạn có 30 tầng và cao 206 mét bao gồm cả 73 mét tháp chuông này được tọa lạc ngay bên dòng sông Moscow. Khách sạn to lớn này có hơn 1 ngàn phòng đầy đủ tiện nghi và các đồ đạc trong phòng rất độc đáo, những bức tranh và những cây đèn bằng đồng ở đây có từ những năm 1950 từ thời kỳ Stalin. Trên nóc của khách sạn có phòng quan sát, ở đây ta có thể ngắm phong cảnh của thành phố Moscow rất toàn diện.



Khách sạn Ukraina




Khách sạn này không đồ sộ như trường đại học quốc gia Moscow, nhưng nó có một phong cách kiến trúc tao nhã và hết sức quyến rũ trong từng chi tiết của công trình.

DiaOcOnline.vn - Theo Tuvankientruc