Top

Những cách thiết kế bếp cơ bản

Cập nhật 23/04/2008 10:43

Khi quyết định tân trang bếp, bạn có thể muốn thay đổi tổng thể thiết kế của nó. Thông thường, bạn không nhất thiết phải thay mới toàn bộ dụng cụ hoặc tủ bát, mà chỉ cần tập trung vào trọng tâm của bếp. Hãy xem các cách sắp xếp cơ bản sau:

Kiểu bếp 1 tường

Là cách cơ bản nhất, phù hợp cho bếp hẹp và dài. Nó đơn giản và cũng không quá tốn kém, với khu vực chế biến nằm ở trung tâm. Mặc dù thiết kế kiểu này không tận dụng được các góc bếp, nhưng nó cho phép đi lại thuận lợi hơn.

Tất nhiên, thiết kế này không phải là tối ưu, nó có thể được cải thiện hoặc bằng thiết kế kiểu hành lang, hoặc thiết kế hình L - tạo ra không gian bếp.



Thiết kế kiểu bếp 1 tường, với 3 bộ phận
trung tâm được xếp thẳng hàng gồm tủ
lạnh, bồn rửa và bếp nấu (từ trái sang).


Thiết kế kiểu hành lang

Đây là loại thiết kế có tính thực dụng cao vì nó tận dụng tối đa tam giác cơ bản trong bếp (là tủ lạnh - bồn rửa - bếp nấu). Nó tạo không gian nhiều hơn chút ít cho khu vực chế biến và tủ bếp, tuy nhiên sẽ không có chỗ cho nhiều người đứng ở giữa hai khoảng không gian chính. Tuy nhiên, đây vẫn là một thiết kế cổ điển và tạo thuận lợi cao.



Bếp thiết kế kiểu hành lang.


Bếp hình chữ L

Thiết kế chữ L rất phổ biến, nhưng nó tránh được tình trạng tắc nghẽn người như ở trong thiết kế hành lang. Ở đây vẫn có tam giác cơ bản, mặc dù việc đi từ bếp đến tủ lạnh là dài hơn. Kiểu sắp xếp này cũng tạo ra không gian thoáng hơn một chút để đặt tủ bếp và chỗ đứng chế biến. Góc trên cùng bên tay phải khó chuẩn bị thức ăn hơn, và thường được dùng để đặt dụng cụ trộn, lò nướng và các vật dụng nhỏ khác. Lưu ý vì khu vực chế biến rộng hơn, bạn có thể lắp 2 bồn rửa.



Bếp chữ L.


Thiết kế chữ L kép

Một thiết kế mang tính hiện đại cao, cho phép bạn có 2 khu vực chuẩn bị.

Khoảng chữ "L" nhỏ có một bếp nấu (không phải lò nướng) và một bồn rửa thứ hai. Việc nấu tập trung trên khu vực này, trong khi việc chuẩn bị thức ăn diễn ra trên phần không gian lớn hơn còn lại của chữ L.

Khoảng chữ "L" lớn có nhiều không gian mở để chế biến, chuẩn bị hơn, bởi nó không có bếp nấu. Lưu ý không phải tất cả không gian đều lắp đặt tủ bếp: đoạn chữ L nhỏ chỉ có một tủ bếp ngắn chạy dọc theo bên dưới tường.



Bếp kiểu chữ L kép.


Thiết kế chữ U

Có thể hình dung nó như là một dạng của thiết kế hành lang, nhưng có phần đáy. Phần đáy này được bổ sung không gian cho một bếp nấu hoặc một bồn rửa.

Cách sắp xếp này khiến công việc nấu ăn thuận lợi bởi nó giữ nguyên thiết kế tam giác cơ bản. Phần đáy chữ U cũng tạo không gian thoải mái cho việc lắp thêm tủ bếp.



Bếp kiểu chữ U.


Theo VnExpress