Top

Đến Deauville nghĩ về Đà Lạt

Cập nhật 21/01/2009 15:05

Lần đầu tiên đặt chân đến Paris, chúng tôi đã có ngay cảm giác gần gũi vì thành phố này có nhiều điểm giống Sài Gòn. Cậu hướng dẫn viên người Pháp nghe vậy đã lịch sự “sửa lưng”: “Nói chính xác là Sài Gòn giống Paris, bởi nhiều công trình nổi tiếng ở Hòn ngọc Viễn Đông đều do các bậc tiền bối của chúng tôi xây dựng”. Cảm giác ấy một lần nữa lại đến khi đứng trước nhang ngôi nhà cổ ở Deauville, bỗng thấy hình như có nét thân quen và trong một thoáng cứ tưởng mình đang dạo chơi phố xá Đà Lạt.



Paris dịu dàng và lãng mạn.


Là một thị trấn du lịch nằm trong vùng hành chính Basse-Normandie với khoảng 5.000 cư dân, Deauville nổi tiếng thế giới về mô hình thành phố nghỉ dưỡng kết hợp hài hòa giữa đời sống hiện đại đầy tiện nghi xa hoa trong một địa phương giàu tính lịch sử với các di sản kiến trúc.

Đô thị du lịch đậm tính nhân văn

Anh bạn nhà báo Trần Công Sung xa xứ từ 40 năm qua tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi thăm Deauville, chỉ cách Paris hai giờ chạy xe. Thị trấn xinh đẹp ven biển này tuy nhỏ bé nhưng tập hợp mọi phương tiện đủ để thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng đời sống trướng giả giàu tính nhân văn. Deauville có nhiều khách sạn cùng sòng bạc sang trọng, các trường đua ngựa danh tiếng, bến cảng neo đầy du thuyền đắt tiền, với không ít giáo dường cổ kính cùng các lễ hội truyền thống và nhiều sự kiện văn hóa diễn ra quanh năm.


Nơi đây còn thu hút du khách nhờ vào yếu tố là một trong những bãi biển hiếm hoi có thể tắm được ở vùng Normandie. Như các bậc phong lưu phô trương sự phú quý bằng "gấm lót đàng, vàng lót ngó", ngay từ năm 1930 Deauville đã không tiếc tiền nhập ván gỗ azobe từ châu Phi lót cả con đường dọc theo bãi tắm, để quý thiên kim tiểu thơ và vương tôn công tử có thể bách bộ dạo chơi mà khỏi sợ cát hiển lấm những đôi chân ngà ngọc.


Ngày nay, dài theo con đường lát ván sạch tinh tươm ấy là dãy phòng khang trang phía trước có lan can xinh xắn. Những bảng gỗ dựng trên các lan can đập vào mắt du khách tên tuổi hàng loạt ngôi sao điện ảnh thế giới như Charlton Heston, Arnold Schwarzenegger, Elizabeth Taylor, Tom Cruise, Sylvestor Stallone, Al Pacino...

Đây chính là một ý tưởng thường được lấy làm ví dụ điển hình trong việc marketing. Chẳng là, từ 197S Deauville bắt đầu tổ chức Liên hoan phim Mỹ hàng năm. Để được rình rang phải nghĩ ra cách thu hút cho được nhiều "sao" đến đây. Thế là một sáng kiến được đưa ra: thành phố sẽ lưu danh miễn phí các diễn viên nổi tiếng khi họ tới tham dự festival.

Được lưu danh ở nước Pháp thanh lịch ư? Còn gì bằng! Thế là các ngôi sao thượng thặng lần lượt đến, ào ạt đến, tạo cơ hội cho Deauville thu hút thêm nhiều du khách vào những dịp liên hoan phim.

Từ năm 1999, Deauville lại tổ chức thêm Liên hoan phim châu á. Việt Nam từng góp mặt tại Deauville Asia Festival với Mùa ổi của đạo diễn Đặng Nhật Minh, Mê Thảo thời vang bóng của đạo diễn Việt Linh, Hạt mưa rơi bao lâu của đạo diễn Đoàn Minh Phượng, nhưng chỉ tham gia trong chương trình toàn cảnh chứ không tranh giải Bông sen vàng.

Đắt đỏ nhưng không dễ tiêu tiền

Đến Deauville rồi mới thấy muốn tiêu tiền ở một trong những đô thị đắt đỏ nhất nước Pháp chẳng phải là chuyện dễ dàng.

Định vào sòng bạc thử thời vận ư? không thoải mái như Las Vegas của Mỹ, các casino ở đây quy định khách muốn vào . . . chung tiền phải ăn mặc complet chỉnh tề, có nghĩa là dân du lịch bụi với áo pull quần soọc như chúng tôi bị . . . cấm cửa!




Tiếp tục lững thững bách bộ qua một cửa tiệm nhỏ xinh, định mua chiếc khăn quàng cổ đơn giản để kỷ niệm, nhưng lúc nhìn thấy bảng giá thì thất kinh: 80 euro, vị chi gần hai triệu đồng Việt Nam. Vừa cầm bộ quần áo trẻ con lên đã vội vã buông tay như bị bỏng, khi nhìn thấy cái giá cao ngất ngưởng trên 200 euro!


Deauville có một trường đua ngựa lớn, nhưng chúng tôi đến đây không đúng mùa tranh giải Deauville Polo Cúp, bắt đầu vào tháng 8 hàng năm. Một trong các hoạt động thu hút du khách ở Deauville là những cuộc triển lãm và bán ngựa đua rặt nòi, lôi cuốn khách mua khắp nơi trên thế giới đến tham gia đấu giá mà nhiều nhất là những tỉ phú Ả Rập. Tất nhiên dân du lịch bụi Việt Nam chẳng có tham vọng tranh hơn thua với các đại gia này rồi.


Thế là yên tâm với túi tiền chưa sứt mẻ, chúng tôi ghé vào một quán nước có bày bàn ghế ở vỉa hè, thú vị quan sát những cư dân hồn hậu địa phương đang nhàn tản ngồi nhâm nhi cà phê, tán gẫu hay đọc báo mà cảm giác như đang ngồi ở góc phố nào đó của Đà Lạt.




Cùng vạch xuất phát

Nhìn lại quá khứ hình thành của Deauville và Đà Lạt, dễ dàng thấy có những điểm tương đồng.

Thế kỷ XIX, Deauville chỉ là một làng chài nhỏ với vỏn vẹn 104 cư dân: Năm 1859, ba người gồm công tước Morny vốn là anh em cùng mẹ khác cha với Napoleon III, viên chức nhà băng Armand Donon và bác sĩ Joseph Olliffe đã mua vùng đất đầm lầy ven biển với giá 800.000 franc, rồi lên phương án xây dựng một khu nghỉ mát cao cấp, mà trong vòng mười năm sau đã trở thành điểm đế


Cũng vào khoảng thời điểm ấy, ở Việt Nam, vào ngày 21/6/1893 bác sĩ Alexandre John Emile Yersin trên đường thám hiểm đã khám phá vùng cao nguyên tên Lang Biang hoang sơ tuyệt đẹp. Theo lời đề nghị của ông, viên toàn quyền Pháp Paul Doumer đã quyết định xây dựng nơi đây thành một trung tâm nghỉ mát với tư tưởng chủ đạo là tôn trọng thiên nhiên và duy trì vẻ đẹp của cảnh quan. Đà Lạt hầu như là đô thị duy nhất của nước ta được xây dựng theo ý 1 tưởng và quy hoạch nhất quán ngay từ đầu để làm nơi nghỉ dưỡng.


Tầm nhìn xa của nhà quy hoạch và sáng tạo tinh tế của các kiến trúc sư Pháp thời đó đã biến vùng rừng núi hoang dã, chỉ sau mấy thập niên, thành nơi hội tụ một “bộ sưu tập” nhiều phong cách tiêu biểu của kiến trúc Pháp cuối thế kỷ XIX như kiến trúc Anglo - Normand, kiến trúc miền cao nguyên trung phần Pháp, miền núi Alpes và phía Nam, kiến trúc miền Pyrénées và Basque.

Hai di sản kiến trúc: Điểm giống nhau...

Thật ra, không chỉ bầu không khí yên tĩnh và tiết trời se lạnh của Deauville làm gợi nhớ Đà Lạt, mà chủ yếu chính là cái hồn thể hiện qua kiến trúc. Hầu hết nhà cổ ở đây xây cất theo kiến trúc colombage đặc thù của vùng Normandie, nóc nhà với mái xéo cao, mặt tiền có kết cấu gồm khung sườn bằng gỗ được xây chèn gạch. Màu gỗ nâu xen kẽ với màu vôi của tường hình thành nét trang trí thật đặc sắc, đẹp như tranh vẽ trong chuyện cổ tích. Một trong những ngôi nhà tiêu biểu là Tòa thị chính, được xây dựng vào năm 1881 cho đến nay vẫn giữ nguyên kiến trúc thuở ban đầu.

Đà Lạt của chúng ta cũng có khá nhiều biệt thự mang kiến trúc colombage vùng Normandie, cho thấy những người Pháp tha phương đã mang chút hồn nhà sang đất Việt hầu vơi nỗi nhớ cố hương. Cho tới năm 1949 , toàn thành phố có trên 1.000 biệt thự, dinh thự hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật, hài hòa với cảnh quan tạo thành một diện mạo riêng cho Đà Lạt.



Kiến trúc Pháp tại Đà Lạt




...và ngay tại Pháp.


Với giá trị kiến trúc được giới chuyên môn trong lẫn ngoài nước thừa nhận, các nhà khoa học, kiến trúc sư và chuyên gia về đô thị đã cùng kiến nghị Chính phủ công nhận thành phố này là “Đô thị di sản". Điều trớ trêu, yêu cầu trên được đưa ra tại một hội nghị bàn về việc . . . cứu nguy cho sự rách nát hình hài của Đà Lạt.

Còn Deauville thì từ năm 1860 đến 1920 đã hình thành một tổng thể hơn 550 căn nhà gồm biệt thự hoặc nhà vườn cùng chung kiểu dáng địa phương đặc thù thành nơi lý tưởng cho du lịch thư giãn qua đó nhanh chóng phát triển về kinh tế.

Với sự tăng tốc mạnh mẽ của ngành du lịch biển và để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, Deauville luôn phải tự cải tiến với hệ thống lưu trú đa dạng cùng các công trình giải trí hoành tráng. Chính từ đó dấy lên sự lo lắng phải giữ gìn tổng thể kiến trúc đô thị hơn trăm tuổi đời và Hội đồng thị chính Deauville đã kêu gọi sự bảo trợ của chính phủ trung ương cũng như sự đóng góp của cộng đồng doanh nhân địa phương cùng chung tay bảo vệ giá trị di sản.

...Và khác nhau

Từ năm 2003, Deauville được đưa vào danh mục “khu di sản kiến trúc và phong cảnh ngoại ô” (ZPPAUP - Zone de Protection du Patrimoine Architectural, Urbain et Paysager), nghĩa là chính thức nằm trong chương trình bảo tồn di sản nghiêm ngặt của Chính phủ Pháp. Nhờ vậy cho tới nay không ít căn nhà cổ tuy đã thay đổi nhiều đời chủ nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc và cảnh quan, chỉ được phép sửa sang tu bổ những chỗ bị hư hại. Còn Đà Lạt của Việt Nam? Hàng chục năm qua, môi trường và cảnh quan nơi đây đã không ngừng xuống cấp, mà cho tới nay các đơn vị hữu quan vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị để cứu chữa. Điều này cho thấy chúng ta chưa có thái độ ứng xử đúng mực đối với di sản của quá khứ. Rồi đây, có khi thế hệ mai sau sẽ chỉ còn biết đến một Đà Lạt từng là "kho tàng kiến trúc - cảnh quan" trong. . . phim ảnh hay trong sách vở!

Đến với Deauville vào một ngày hè đẹp trời, tiếc thay ý nghĩ ấy đã làm cho khách từ phương xa tới đây bỗng thấy chạnh lòng nước non!

DiaOcOnline.vn - Theo DN cuối tuần

CÁC TIN KHÁC