Hơn 500 khách mời đại diện khoảng 100 dòng họ tiêu biểu tại khu vực phía Nam đã tham dự chương trình “Hướng về nguồn cội” tại Hội trường Dinh Thống Nhất (TP.HCM) ngày 11-12-2011 đã biết thêm một điểm đến văn hóa, tâm linh: dự án An Viên Vĩnh Hằng.
Chương trình giao lưu tạo nên một không gian văn hóa đặc thù đậm tính dòng họ Việt Nam, hướng tới việc kết nối các thành viên trong họ tộc, các chi họ rãi rác trên địa bàn khu vực để các gia đình, dòng tộc gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ và tìm hiểu về nguồn cội của mình.
Lần đầu tiên, hàng trăm họ tộc tiêu biểu tại khu vực phía Nam hội tụ về đây cùng gặp gỡ và giao lưu
|
Trải qua chiều dài lịch sử, mỗi dòng họ, họ tộc đã tạo nên và lưu truyền lại nét đẹp văn hóa của dòng họ, họ tộc mình hòa cùng văn hóa dân tộc, văn hóa các địa phương nơi mình cư ngụ. Qua đó, những quy ước, phong tục tốt đẹp của từng dòng họ sẽ được tiếp tục tạo dựng và duy trì và phát triển.
Chương trình do Liên hiệp HTX DonaCoop và Công ty Hưng Gia Việt phối hợp thực hiện đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và tư vấn của Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và sự sự tham gia của các chuyên gia, các giáo sư và các diễn giả đầu ngành về văn hóa lịch sử, gia phả dòng tộc, phong thủy tâm linh như giáo sư Mạc Đường, Thạc sĩ Trần Thanh Bền - phó giám đốc Trung tâm Unesco Nghiên cứu về văn hóa dòng họ Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và thực hành Gia phả, Tiến sĩ Trần Đình Thêm… |
Một thiết chế văn hóa đang định hình
Một đại diện họ tộc cho biết, hiện nhiều họ tộc đã dần được khôi phục và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thông qua các hoạt động như tôn tạo từ đường và lăng mộ tổ tiên, viết tiếp gia phả, kết nối dòng họ… giữ gìn gia phong, xây đắp truyền thống các dòng họ, tôn vinh công lao tổ tiên, dạy dỗ con cháu… là những việc làm cần thiết với các dòng họ”.
Một cuộc điều tra phỏng vấn nhanh các đối tượng tuổi từ 35 đến 55 về vai trò của văn hóa dòng họ cũng cho thấy trên 65% số người được hỏi đánh giá cao vai trò của gia đình và gia tộc hiện nay.
Ở Việt Nam, dòng họ là một thiết chế xã hội quan trọng, người Việt dù có thay tên đổi họ, dù thuộc các dòng họ đã trải qua quá trình hưng vong thăng trầm khác nhau nhưng đều chung một truyền thống tốt đẹp là luôn có ý niệm về gốc gác tổ tiên để thờ kính, quê hương bản quán để tìm về…
Theo ông Võ Ngọc An - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và thực hành Gia phả, PCT Thường trực Hội đồng khoa học TT Unesco nghiên cứu Văn hóa các Dòng họ Việt Nam, một thiết chế văn hóa dòng họ Việt Nam, đã và đang định hình, thành hệ thống hoàn chỉnh từ cơ sở, tới cấp quốc gia. Về mặt văn hóa tinh thần, nhờ việc tạo ra niềm cộng cảm dựa trên huyết thống, dòng họ từ xưa đến nay vẫn là một chỗ dựa vững chắc đối với mỗi cá thể trong cộng đồng.
Chương trình còn có sự tham dự của các chuyên gia, các giáo sư đầu ngành và các diễn giả về văn hoá lịch sử, về gia phả dòng tộc, về phong thuỷ tâm linh…
|
Một điểm đến văn hóa, lịch sử và tâm linh
Với ý nghĩa thiêng liêng của văn hoá dòng họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi, giao lưu văn hóa và tâm linh tạo nên sự gắn kết của các thế hệ con cháu, các họ tộc tại khu vực phía Nam, được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, DonaCoop đã quy hoạch và xây dựng các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử và tâm linh tại dự án An Viên Vĩnh Hằng.
Tại đây, quy tụ các công trình Liệt tổ tri ân điện, nơi thờ phụng các Vua Hùng, các vị danh nhân tiêu biểu trong lịch sử dân tộc qua từng thời kỳ lịch sử; Đền thờ Anh hùng Liệt sĩ Đông Nam Bộ là nơi để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ trên vùng đất đỏ Miền Đông đã anh dũng chiến đấu, kiên cường gìn giữ, bảo vệ căn cứ địa Cách mạng trong cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ đất nước; Đền thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi về phía Nam của Tổ quốc, được nhân dân Nam bộ hết lòng tôn kính.
Đặc biệt, lần đầu tiên, khu Đền thờ trăm họ đã hiện thực hóa ý thức hệ về Gia phả, dòng tộc một cách sâu sắc với sự quy tụ của hàng trăm Nhà thờ họ dành riêng cho các dòng họ đang sinh sống tại khu vực miền Nam cũng như các dòng họ miền Trung, miền Bắc di cư vào Nam từ bao đời nay. Bên cạnh đó còn có khu vực cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau như Công giáo và Phật giáo, khu vực dành cho các cán bộ lão thành Cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình, dòng tộc…
Trên tinh thần góp phần gìn giữ vai trò của gia đình và dòng họ với những giá trị tốt đẹp và đặc trưng trong nếp sống không những không bị mai một mà còn thích ứng, biến đổi, tạo ra các giá trị mới và có khả năng trường tồn cùng với đời sống dân cư Việt Nam.
Có thể nói hệ thống các công trình văn hóa tâm linh trong An Viên Vĩnh Hằng đã phần nào góp phần tôn vinh những giá trị cao đẹp của gia đình và truyền thống dân tộc, là điểm hẹn về văn hoá, lịch sử và tâm linh cho nhiều hế hệ con cháu mãi về sau.
DiaOcOnline.vn - Nguồn Công ty Hưng Gia Việt
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: