Theo kế hoạch của sở Giao thông vận tải TP.HCM, trong năm 2011 sẽ có 21,463km đường bị đào để phục vụ các dự án vệ sinh môi trường thành phố, nâng cấp đô thị…
Không chỉ gây kẹt xe, cản trở chuyện làm ăn của người dân, nhưng lô cốt như thế này còn để lại nguy cơ sụp hố ám ảnh người đi đường. Từ tháng 7.2010 đến ngày 28.12.2010, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 64 vụ lún sụp mặt đường, phần lớn ở khu trung tâm. Ảnh: Từ An
|
TP.HCM: ôtô, xe máy đều tăng 20% Theo sở GTVT TP.HCM, năm 2010, tổng số xe gắn máy và ôtô trên địa bàn TP.HCM là 4,938,553 chiếc. Trong đó, ôtô chiếm đến 1/3 số ôtô cả nước với 446,956 xe, tăng 20,2% so với năm 2009. Số môtô, xe máy là 4,491,579 chiếc, chiếm 15% số môtô, xe gắn máy của cả nước và tăng 21,8% so với năm 2009. Đó là chưa kể hàng ngày còn có trên 1 triệu môtô, xe gắn máy và hơn 60,000 xe ôtô của các tỉnh, thành khác vào TP.HCM. Mai Quốc Ấn
|
Sở dĩ trong năm 2010 và những năm trước xảy ra tình trạng đường vừa mới tái lập của dự án này, thì phải đào lên phục vụ dự án khác là do việc bố trí vốn của các dự án không cùng thời điểm. Để hạn chế tình trạng trên, sở Giao thông vận tải TP.HCM đã đề nghị công ty Điện lực thành phố, Viễn thông thành phố, tổng công ty Cấp nước Sài Gòn và các đơn vị khác có nhu cầu thi công trên các tuyến đường, đoạn đường được phép đào trong năm 2011 để lắp đặt các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, cần khẩn trương liên hệ với các chủ đầu tư để có kế hoạch phối hợp trong thời gian các công trình xây dựng hệ thống thoát nước đang triển khai thi công.
Ngoài ra, sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị UBND các quận, huyện và các công ty cổ phần cấp nước thành viên thuộc tổng công ty Cấp nước Sài Gòn phổ biến cho người dân, doanh nghiệp trên các tuyến đường, đoạn đường được phép đào trong năm 2011, có nhu cầu lắp đặt, nâng cấp, di dời thuỷ lượng kế, cần khẩn trương liên hệ các công ty cổ phần cấp nước trên địa bàn để được xem xét giải quyết. Sau khi các công trình xây dựng hệ thống thoát nước được tái lập, sở Giao thông vận tải sẽ không cấp phép đào đường đối với các tuyến đường, đoạn đường này trong thời gian từ ba tới năm năm.
* Như vậy, năm 2011 sẽ không còn tái diễn tình trạng một đoạn đường bị đào bới nhiều lần trong năm?
Đó mới là đề nghị của sở Giao thông vận tải TP.HCM, nhưng theo tôi, trong năm 2011, tình trạng một đoạn đường bị đào bới nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, để tránh tình trạng đường vừa mới tái lập, lại phải đào lên để phục vụ dự án khác, nhất thiết phải có một đầu mối điều hành các dự án đào đường. Việc này, sở Giao thông vận tải đã đề xuất lên UBND TP.HCM.
DiaOcOnline.vn - Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: