Mới đây, hàng loạt các văn bản của Bộ Xây dựng quy định như: Doanh nghiệp phải báo cáo việc người dân giao dịch tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên; Cho phép doanh nghiệp nhận đặt cọc giữ chỗ... được cho là rất vô lý. Nhiều ý kiến cho rằng dường như bộ này đang "phức tạp hóa vấn đề".
Bộ Xây dựng vừa có văn bản chỉ đạo sở xây dựng các địa phương yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản (BĐS), môi giới, sàn giao dịch BĐS lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên. Lý do: nhằm phòng chống giao dịch có dấu hiệu rửa tiền.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã phản ứng. Ông Nguyễn Duy Thành, Chủ tịch HĐQT, Công ty Quản lý Nhà toàn cầu (Global Home) chỉ ra quy định giao dịch BĐS bằng tiền mặt có giá từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo sẽ “đẻ” thêm giấy phép con khiến doanh nghiệp tìm cách lách. Cụ thể, như họ sẽ ghi trong hợp đồng giao dịch mua bán không phản ánh đúng giá trị của BĐS giao dịch hay chỉ ghi là góp vốn đầu tư.
“Có thể dùng giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn như bắt buộc tất cả các giao dịch BĐS đều phải chuyển khoản qua ngân hàng. Khi các giao dịch này qua ngân hàng sẽ dễ phát hiện những hoạt động có dấu hiệu rửa tiền, giống như cơ quan thuế đang quản lý”, ông Thành nói.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM quy định, giao dịch môi giới bất động sản có giá trị từ 300 triệu trở lên phải báo cáo mà Bộ Xây dựng đưa ra còn nhiều hạn chế. Bởi đối tượng phải báo cáo là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới BĐS, sàn giao dịch BĐS cũng mới chỉ phản ánh được một phần giao dịch trên thị trường. Trong khi hiện nay, các nhà đầu tư cũng có thể bán trực tiếp cho người mua theo quy định trong Luật Kinh doanh BĐS năm 2014. Song song với đó, quy định cũng chưa bao quát được hết tất cả giao dịch BĐS khác, như giao dịch nhà lẻ trong dân, nhất là nhà mặt tiền có giá trị rất lớn từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng.
DiaOcOnline.vn – Theo Tiền phong
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: