Đó là kiến nghị của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đến các cơ quan Trung ương, sau khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về “Việc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay, những vướng mắc, bất cập và giải pháp tháo gỡ”.
Tranh chấp phí bảo trì đang là vấn đề nhứt nhối của nhiều chung cư hiện nay trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Trọng Tín.
Theo HoREA, quy định trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày n quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng hiện nay đã rất cụ thể.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số địa phương hầu như chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền, kể cả thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao kinh phí bảo trì.
“Việc bảo trì đối với các chung cư hình thành trước khi có quy định về 2% kinh phí bảo trì theo Luật Nhà ở 2014, Hiệp hội nhận thấy các quy định trên đây đã đủ cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp chưa đóng kinh phí bảo trì trước và sau Luật Nhà ở 2005. Việc phát sinh tranh chấp về kinh phí bảo trì của các trường hợp này là do khâu thực thi pháp luật của các địa phương chưa quyết liệt”, HoREA nhấn mạnh.
Chính vì vậy, HoREA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm quy định trên đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà chung cư.
Về cách tính kinh phí bảo trì đối với phần sở hữu riêng của chủ đầu tư, HoREA đề xuất, “đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua, tính đến thời điểm bàn giao vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ đối với phần diện tích giữ lại. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ, giá cho thuê thực tế phần diện tích khác trong nhà chung cư đó”.
Đối với tư cách pháp nhân của Ban quản trị tòa nhà, HoREA đề nghị bổ sung quy định này theo hướng thêm tổ trưởng dân phố, hoặc trưởng ban điều hành khu phố (có thể không phải là chủ sở hữu chung cư) làm Phó BQT nhà chung cư, trừ trường hợp đã được bầu làm Trưởng BQT nhà chung cư. Đồng thời, quản trị nhà chung cư phải có tối thiểu 2 thành viên trở lên, để có sự giám sát và hạn chế việc lạm quyền, lạm chi.
Đối với các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư, bao gồm: Thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện (bao gồm máy phát điện), cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa, nhà sinh hoạt cộng đồng... thì đề nghị sử dụng kinh phí quản lý vận hành chung cư hàng tháng để thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì.
Ngoài ra, Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định, “Đối với hội nghị của tòa nhà chung cư thì phải có tối thiểu 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Trường hợp triệu tập hội nghị lần đầu mà không đủ 75% đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự, thì triệu tập hội nghị lần thứ hai khi có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Nếu triệu tập hội nghị lần thứ hai mà không có đủ số người tham dự thì chủ đầu tư đề nghị UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà chung tổ chức hội nghị theo quy định”.
Tuy nhiên, HoREA lại cho rằng, quy định này không phù hợp với thực tế vì rất khó đạt được tỷ lệ 75% số người dự hội nghị nhà chung cư, mà nên theo “nguyên tắc đa số” và có cơ chế phát huy vai trò của các chủ sở hữu chung cư, nhất là vai trò chủ động của UBND phường/xã.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có khoảng 1.440 chung cư. Trong đó, 212 chung cư chưa có , 44 chung cư có xảy ra tranh chấp liên quan đến phí bảo trì và diện tích sở hữu chung riêng, vi phạm xây dựng.
DiaOcOnline.vn – Theo Tin nhanh chứng khoán
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: