Sở hữu một villa ở vùng ngoại ô là “ước mơ” của tầng lớp trung lưu tại Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường bất động sản đang âm thầm thay đổi “ước mơ” của thế hệ thanh niên trẻ Mỹ ngày nay.
Angel, một cô gái năm nay 27 tuổi, cô là một kiến trúc sư, đầu năm nay cô đã chi 500 nghìn USD để mua về một căn hộ tại bang Maryland. Theo truyền thống, những thanh niên trẻ Mỹ cũng giống như Angel, sau khi có một công việc ổn định sẽ xem xét đến việc mua nhà. Nếu có điều kiện thì sẽ mua một căn hộ, còn với điều kiện thấp hơn một chút thì sẽ tìm mua một căn hộ chung cư cao tầng có giá tương đối rẻ và diện tích nhỏ hơn.
Đối với những căn hộ chung cư cao tầng, căn nhà này là một sự đầu tư, đợi khi giá nhà tăng lên, họ bán căn hộ hiện nay đi để thu về vốn mới, sau đó mua một căn hộ hoặc villa tại vùng ngoại ô, đây là một trong những cách điển hình để thanh niên Mỹ thực hiện ước mơ của mình.
Tuy nhiên, sau khi những người Mỹ rơi vào tình cảnh mất nhà cửa vì không có tiền trả nợ do chịu tác động bởi các nhân tố như thị trường nhà đất sụp đổ, kinh tế u ám, thất nghiệp tăng cao, câu chuyện của Angel đang trở nên không quá điển hình trong tầng lớp thanh niên Mỹ hiện nay. Angel là sinh viên tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành kiến trúc, lượng kiến trúc sư tại Mỹ đang thiếu hụt, nên cô dường như không phải chịu cảnh thất nghiệp. Nhưng những bạn bè đồng trang lứa lại không hề may mắn như cô.
Rất nhiều thanh niên trẻ cho rằng, nếu thất nghiệp, thứ mà người đi thuê nhà phải gánh chỉ là khoản tiền thuê nhà mấy chục năm, còn nếu là nhà ở, thứ mà phải gánh lại là khoản nợ mua nhà mấy chục năm và điều bị thiệt chính là danh dự của chủ nhà. Ngoài sự lo lắng về uy tín danh dự, sau khi mua nhà còn phải chịu áp lực kinh tế dài hạn như khoản nợ mua nhà, thuế tài sản nhà ở kéo theo; Trong thời kỳ khủng hoảng thị trường nhà đất, khoản vay chưa trả còn cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của căn nhà trên thị trường. Do đó, rút ra kết luận là, mua nhà không thuận lợi bằng thuê nhà.
Số liệu mới nhất cho thấy, sự hứng thú của người Mỹ đối với việc mua nhà đang giảm xuống. Theo điều tra dân ý mà Fannie Mae – một trong những đại gia cho vay tín dụng thế chấp của Mỹ mới công bố, trong 7 năm qua, tỷ lệ người Mỹ coi việc mua nhà là cách đầu tư an toàn đã giảm từ 83% xuống còn 70%. Điều tra của Liên minh tư vấn tín dụng toàn quốc cũng cho thấy, một nửa số người được hỏi đều cho rằng, có nhà ở không phải là con đường hiện thực để tích lũy tài sản. Kết quả điều tra dân số Mỹ cho biết, tỷ lệ có nhà ở của người Mỹ đã giảm từ mức đỉnh điểm 69% trong năm 2004 xuống còn 67% trong năm 2009.
Các nhà nghiên cứu từ nhiều thành phố dự đoán rằng, thái độ của người Mỹ đối với việc sở hữu một căn nhà đang thay đổi nhanh chóng, Mỹ đang bước vào thời đại thuê nhà. Họ cho rằng, mỗi lần khủng hoảng đều thay đổi phương thức cư trú của họ. Cuộc nội chiến khiến một loạt người Mỹ chuyển từ nông thôn ra thành phố. Khi thế hệ các em bé ra đời trong thế kỷ 20, thành phố trở nên đông đúc hơn, mọi người lần lượt thoát li, đổ xô về vùng ngoại ô, mua nhà lầu, xe hơi, thiết bị điện tử, xăng dầu.. Nhưng, hiện tại, khủng hoảng nhà đất lại khiến nhiều người Mỹ suy tính lại việc sở hữu nhà ở, sức khỏe tài chính và sức khỏe tâm lý của họ, do đó, họ đã quay trở lại thành phố lựa chọn cách thuê nhà để sinh sống.
Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Pennsylvania Wharton, cho dù trong thời kỳ thị trường nhà đất phát triển, so sánh giữa những người mua nhà có thu nhập tương đối với những người thuê nhà, thì người thuê nhà vẫn có cảm giác hạnh phúc mạnh hơn so với những người mua nhà. Trong khi cả hai cùng hưởng những tiện lợi của một cuộc sống thành phố, người thuê nhà có thời gian dành cho bạn bè nhiều hơn với bạn bè, có nhiều tiền hơn để dành cho những chi tiêu khác. Đồng thời với việc phá vỡ ước mơ sở hữu một căn nhà gần như thiêng liêng của mọi người, thuê nhà, không chỉ tăng thêm cảm giác hạnh phúc, mà còn mở đường cho sự phục hồi kinh tế.
Đây chắc chắn là một quan điểm bạo dạn, chưa cần đến sự kiểm nghiệm về thời gian. Nhưng những nhà phân tích khác cho rằng, giống như Đại suy thoái của thập niên 20-30 của thế kỷ trước, nó chỉ khiến người Mỹ giữ nguyên thói quen tài chính tiết kiệm, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và nhà đất hai năm trước đối với thái độ mua sắm của mọi người là có hạn, cơn sốt thuê nhà chỉ là hiện tượng tạm thời. Ước mơ sở hữu một căn nhà của người Mỹ đã thâm căn cố đế, sẽ không dễ dàng thay đổi. Một khi nền kinh tế hồi sinh trở lại, thất nghiệp giảm xuống, những người Mỹ dễ quên sẽ lại tạo nên cơn sốt mua nhà. Sau khi khủng hoảng qua đi, bất luận là người mua nhà hay người bán nhà cũng như các cơ quan cho vay tín dụng cũng sẽ thận trọng hơn, bậc cửa để thực hiện “ước mơ nước Mỹ” trên thực tế cũng trở nên cao hơn.
DiaOcOnline.vn - Theo Vitinfo
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: