Đây là một trong những nội dung vừa được Công ty Savills Toàn Cầu công bố hôm 2.4.2013 trong bản tài liệu Đánh giá các Thành phố Thế giới.
Ông Yolande Barnes, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Savills cho biết: “Các tỷ phú quan tâm tới các khu trung tâm đô thị cao cấp nhiều hơn so với bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực ngoại ô. Điều này cho thấy các tỷ phú trên thế giới vẫn ưa chuộng các vị trí tại đô thị hơn khi họ cần định cư tại những thành phố mà họ có thể phát triển công việc kinh doanh.
“Tầng lớp mới giàu cũng có sự quan tâm ít hơn đến bất động sản nghỉ dưỡng tuy nhiên, chúng tôi mong đợi những điểm đến nghỉ dưỡng sẽ có bước nhảy vọt khi các cá nhân siêu giàu đã ngừng tập trung đầu tư vào trung tâm thành phố. Chính vì vậy, chỉ số cho những khu nhà nghỉ dưỡng hạng sang chưa thể hoàn toàn hồi phục tới đỉnh điểm của nó vào năm 2007 và chỉ tăng 34% cao hơn so với tháng 6 năm 2005.”
Tăng trưởng tại các khu nghỉ dưỡng và bất động sản ở vùng nông thôn có khuynh hướng đi sau các bất động sản ở khu vực thành phố, tuy nhiên đây cũng là những nơi có tiềm năng phát triển nhất. Các bất động sản nghỉ dưỡng ở những nơi thu hút các nhà tỷ phú như Cap Ferret, Alobag và Phuket, có tiềm năng tăng trưởng cao nhất.
Tài liệu này cũng cho thấy các tỷ phú trên toàn cầu đã rất năng động trên thị trường bất động sản trong suốt 7 năm vừa qua, làm cho giá trị bất động sản thuộc phân khúc này đã tăng lên gấp đôi.
Mặc dù tổng giá trị giao dịch trên thị trường bất động sản thế giới nhìn chung đã giảm phần nào từ sau năm 2007 và mức biến động giá có vẻ tương đối không ổn định, đã bắt đầu có những tín hiệu hồi phục đáng kể từ năm 2009, chính vì thế phân khúc của các tỷ phú đã đạt vượt mức tăng trưởng ở những thị trường chủ đạo trong cùng các thành phố thế giới.
Giá cả hàng hóa tăng cao cộng với việc xuất hiện thêm các tầng lớp siêu giàu mới tại Trung Quốc và Châu Á đã tạo nên sự tăng trưởng cao nhất trong giá trị các bất động sản siêu sang. Singapore và Mumbai nổi trội thấy rõ với sự tăng trưởng của thị trường siêu cao cấp từ năm 2005 (đạt 232% và 176% tương ứng). Tuy nhiên cả hai nước đều tăng trưởng từ mức giá tương đối thấp, trong khi Hong Kong vẫn đứng đầu với tổng giá trị cao nhất.
Các thành phố thuộc nền kinh tế mới nổi đã vượt trội hơn so với các thành phố trong những nền kinh tế “Thế Giới Cũ” của Mỹ, Nhật Bản, Úc và Châu Âu. Chỉ có duy nhất thị trường siêu cao cấp của London vượt trội hơn hẳn trong số các thành phố thuộc “Thế Giới Cũ” với sự tăng trưởng tương đối đáng kể từ năm 2005, đạt 107%. So với năm 2005, bất động sản siêu sang ở New York chỉ tăng hơn 47% và thị trường căn hộ siêu sang ở Tokyo cũng chỉ đắt hơn 8% (theo tỷ giá địa phương).
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: