Bộ Xây dựng Việt Nam ước tính, tiêu thụ xi măng sẽ đạt 62-63 triệu tấn trong năm nay, tức là tăng nhẹ 1,5-3% so với con số cho năm 2013. Hiện nay, cả nước đã hoạt động 106 nhà máy xi măng. Các dự báo cung vượt cầu trong năm nay sẽ 8-12 triệu tấn. Mục tiêu xuất khẩu 14 triệu tấn đã được nhận định sẽ ngang bằng như năm trước. Hiện thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam đã phục hồi nhẹ và tăng trưởng xi măng có phần tích cực.
Tiêu thụ xi măng tại Indonesia dự kiến sẽ tăng trong năm 2014 với tốc độ tương tự như trong năm 2013. Mặc dù giá xi măng tăng được các nhà sản xuất trong ngành dự tính nhằm bù đắp chi phí giá điện cao và kế hoạch tăng trưởng doanh thu thấp hơn mong đợi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Indonesia Widodo Santoso đã dự đoán rằng, tiêu thụ xi măng của Indonesia sẽ tăng 6-7% trong năm nay.
Tại Thái Lan, tình trạng bất ổn chính trị đang ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp xi măng của nước này. Siam Cement Plc - nhà sản xuất xi măng lớn nhất tại Thái Lan cho biết, nhu cầu tăng trưởng xi măng trong nước của Thái Lan năm nay sẽ thấp hơn 7%, con số tăng trưởng của năm 2013. Đối với Siam Cement, tổn thất phát sinh do nhu cầu thị trường thấp đi, nhưng Tập đoàn này lại được bù đắp bẳng nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm hóa dầu trên thị trường. Tại Thái Lan, Siam Cement cũng được biết đến là nhà sản xuất hóa chất lớn nhất.
Một trong những quốc gia nghèo nhất ở Đông Nam Á là Myanmar. Dẫu vậy Chính phủ nước này lại đang rất tích cực khuyến khích đầu tư nước ngoài. Chính sách cởi mở cùng với nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới và từ các nước khác đang đổ vào đây sẽ là “chìa khóa vàng” trong việc phát triển các dự án y tế, giáo dục và xây dựng, vốn đang rất cần thiết cho Myanmar. Tư nhân hoá các nhà máy xi măng nhà nước đã bắt đầu được thực thi, cùng với việc tiến hành liên doanh với một số các “ông lớn” trong ngành trên thế giới đang được khuyến khích tại Myanmar.
Theo dự báo từ Cemex, Tập đoàn hàng đầu trong ngành xi măng của Philippines, tăng trưởng bền vững dự kiến ở Philippines trong năm nay đã giúp Chính phủ tăng cường các hoạt động xây dựng và tăng ngân sách cho các chương trình hạ tầng và nhà ở. Thêm vào đó, các dự án xây dựng tái thiết đất nước do hậu quả của cơn bão Haiyan đang được thực hiện. Cemex Philippines cũng đang có kế hoạch phân bổ khoảng 80 triệu USD để tài trợ nâng cấp nhà máy Naga. Kinh phí sẽ giúp nâng công suất thêm khoảng 1,5 triệu tấn và phát triển các đại lý, các đơn vị phân phối cho Cemex.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Lafarge của Philippines cũng đang đầu tư vào một cơ sở nghiền mới cho nhà máy Norzagaray của nước này. Trong khi Holcim Philippine thì trì hoãn việc xây dựng nhà máy xi măng trị giá 450 - 550 triệu USD ở Bulacen để Công ty tập trung cho những nơi khác ở Đông Nam Á.
Trong Chương trình chuyển đổi kinh tế kế hoạch Malaysia lần thứ 10 (ETP), Ngân hàng Đầu tư CIMB của Malaysia đã chỉ ra rằng, sản lượng tăng trưởng trong ngành công nghiệp xi măng được dự kiến từ 4 - 5% trong năm 2014. Điều này đã được khẳng định bởi Lafarge Malaysia BHD, đơn vị sản xuất xi măng lớn nhất của đất nước này. Công ty dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định trong hoạt động xây dựng do Malaysia tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, Lafarge đã dành 3 triệu RM vào việc xây dựng một phòng thí nghiệm phát triển xây dựng ở Petaling Jaya, Selangor.
Tại Pakistan vào đầu năm 2014, một phát ngôn viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất xi măng Pakistan cho biết, doanh số bán xi măng trong tháng 12 năm 2013 và sáu tháng đầu của năm tài chính hiện tại (2013-2014) cho thấy mức tiêu thụ nội địa cao nhất từ trước tới nay. Xuất khẩu xi măng sang Ấn Độ đã giảm kể từ khi hai nước mở cửa biên giới tự do thương mại song phương. Tuy vậy, giảm không phải vì thiếu xi măng mà là do những rào cản phi thuế quan đang tồn tại.
Xuất khẩu xi măng sang Afghanistan cũng đã giảm trong sáu tháng cuối năm 2013. Các thông tin chính về ngành công nghiệp xi măng ở Ấn Độ đã đề cập đến việc củng cố hơn nữa về hoạt động xuất khẩu trong năm 2014, khi nhu cầu nhập khẩu tiếp tục yếu đi và giá cả thì lại tăng lên. Tháng ba vừa qua, theo báo chí Ấn Độ, Hi-Bond Cement đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy mới, công suất 3.000.000 tấn ở Rajasthan.
Daily Nation cũng báo cáo rằng, tái thiết sau chiến tranh ở Sri Lanka đã tăng cơ hội cho các nhà xuất khẩu xi măng miền Nam Ấn Độ, trong việc đưa sản phẩm của họ vào một thị trường xây dựng nghèo nàn trên đảo này. Ngành công nghiệp xây dựng của Sri Lanka đã được các nhà thiết lập kinh tế quan tâm kể từ năm 2012. Được biết, India Cements, Dalmia Cements và Ramco Cements hiện đang vận chuyển xi măng vào Sri Lanka. Điều này đã giảm bớt lượng dư thừa xi măng cho các công ty tại Ấn Độ.
GDP thực ở Trung Quốc trong năm nay sẽ ổn định ở mức khoảng 7,2%/năm, một phần còn phụ thuộc vào lạm phát. Đây là kết quả nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề dư thừa. Những thành phần nhỏ, lẻ và kém hiệu quả trong các ngành công nghiệp sẽ phải đối mặt với áp lực về chi phí gia tăng và những bất ổn chính sách. Người ta cho rằng, Chính phủ sẽ tiếp tục khuyến khích tư nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong xây dựng “mạng lưới các thành phố” tại trung tâm phía Tây và khu vực phía Đông Bắc. Trong ngành công nghiệp xi măng, thời kỳ tăng trưởng hai con số đã hoàn toàn biến mất. Để kiểm soát ô nhiễm, tỉnh Hà Bắc công bố mục tiêu cắt giảm công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, bao gồm cắt giảm 15 triệu tấn xi măng đến năm 2017.
Trong khi đó, các nhà máy xi măng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc có thể bị đóng cửa vô thời hạn bất cứ khi nào, nếu chất lượng không khí tồi tệ hơn. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã khẳng định rằng, Chính phủ nước này sẽ cấm các dự án mới trong một số ngành công nghiệp, như xi măng trước năm 2017, và sẽ tập trung vào việc cải tạo lại các dự án hiện có nếu vi phạm các quy định liên quan đến việc không hạn chế được ô nhiễm. Dự báo chỉ ra rằng, tiêu thụ xi măng năm nay tại Trung Quốc sẽ đạt 2,5 tỷ tấn.
DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây dựng
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: