Top

Ngân hàng nên rót vốn cho dự án tốt

Cập nhật 09/04/2012 09:10

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, với những dự án bất động sản tốt, ngân hàng nên xem xét cho vay lại. Bởi nếu doanh nghiệp phá sản ngân hàng cũng chẳng... sung sướng gì khi phải giữ bất động sản.

Lý giải về nguyên nhân Ngân hàng phải khắt khe với bất động sản, TS Nguyễn Thị Mùi- Giám đốc trường đào tạo và phát triển nhân lực Vietinbank cho rằng, hiện một số ngân hàng đang có nhiều tiền mà hạn chế đầu tư vào BĐS do định hướng chính sách trong bối cảnh vĩ mô bất ổn, lạm phát cao thì thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, tài khóa chặt chẽ thì sẽ liên đới tới dòng vốn vào các lĩnh vực trong đó có BĐS, hạn chế vào BĐS để hướng dòng vốn vào sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn (NNNT).

Trong bối cảnh hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng cao nhất chỉ 17% còn có nhóm 0% tăng trưởng, trong khi trước đây năm cao nhất ngân hàng được tăng trưởng tới 53%, hạn chế tăng trưởng như vậy ngân hàng phải cân nhắc đầu tư vào đâu để mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và có thể nhanh chóng thu hồi, nếu không vượt quá tăng trưởng là NHNN tuýt còi và đưa vào danh sách để kiểm soát.

Gần đây, ngân hàng đưa ra chính sách hạ lãi suất nhưng rất ít doanh nghiệp (DN) có tiếp cận. Ngân hàng phải cân đối đầu với lượng vốn đã huy động trước đây, huy động lãi suất 13%/năm nhưng mới còn vốn cũ vẫn huy động ở mức cao do đó phải cân đối.

Khách hàng cá nhân không mặc cả còn khách hàng DN có những khoản tiền lớn thì mặc cả với ngân hàng rất cao nên vốn đang tồn tại tính bình quân cũ mới thì vẫn còn cao nên có thể ngân hàng không thể giảm ngay lãi suất cho vay 1-2%. Chính sách luôn có độ trễ.

Tuy nhiên, khi lãi suất lên thì điều chỉnh ngay được, rõ ràng các ngân hàng cũng phải đặt lại, cơ chế lãi suất của VN đang thiên về hướng người gửi, phải thực dương mà chưa chú trọng đúng mức đến người sử dụng tiền.

Nếu cơ quan quản lý cứ loanh quanh lạm phát cao, lãi xuất chưa thể xuống được nhưng phải nhìn vào gốc gác của vấn đề lãi xuất là hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nền kinh tế, DN thì xử lý đầu vào đầu ra hợp lý để DN có thể tiếp cận được. Ngân hàng đang dư dả sao lại khắt khe với bất động sản là do nhiều lý do trong đó khống chế tăng trưởng tín dụng 2012 với các nhóm ngân hàng. Ngân hàng đưa ra động thái chính sách hướng dòng vốn vào các lĩnh vực khác BĐS nhưng sau đó thì định hướng sẽ khác và sẽ chuyển hướng thì sao. Hạn chế cho vay phi sản xuất trong đó có BĐS. Trong bối cảnh vĩ mô như vậy, cần phải giải quyết nhiều vấn đề.

"Những động thái chính sách này là hợp lý. Tuy nhiên cần xem xét phân khúc nào của BĐS cái nào có cơ hội và bóc tách ra. Ngân hàng không phải không muốn cho vay BĐS những dự án tốt, nhanh chóng ra sản phẩm sạch thì ngân hàng vẫn đang cố gắng xử lý, cho vay để bản thân DN bán được sản phẩm thì mới trả được gốc và lãi cho ngân hàng, nếu ngân hàng đóng cửa thì sản phẩm luôn luôn dở dang, DN không tồn tại được và nợ xấu sẽ rất cao" bà Mùi nói.

Đã đến lúc tìm tiếng nói từ cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng DN, khắc phục những khó khăn của DN BĐS, giãn nợ, cơ cấu lại nợ của các DN này và tùy từng trường hợp có thể cứu những DN này. Chẳng có ngân hàng nào mong muốn DN phá sản nhưng làm sao để cân đối, giãn và khoanh nợ cho các DN BĐS đây là vấn đề cần có động thái từ phía các cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ giúp được DN BĐS và ngân hàng giải quyết được vấn đề này.

Doanh nghiệp có nợ không được vay tiếp, dự án chưa nhanh chóng ra sản phẩm sạch, ngân hàng đang nắm trong tay một khối tài sản nhưng không phải thế là ngân hàng sung sướng. Đống tài sản đó đang chưa biết xử lý thế nào giờ tiếp tục cho vay thì các NH cũng phải rất cân nhắc.

DiaOcOnline.vn - Theo Vnmedia