Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, trong đó có nêu thực tế giải ngân trong 6 tháng đầu năm quá chậm, trong 6 tháng cuối năm khối lượng giải ngân sẽ rất lớn, cần giải ngân hợp lý, tập trung chủ yếu vào quý III vừa nhằm giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là vật liệu xây dựng,
Theo Ngân hàng Nhà nước, Tín dụng tăng trưởng 6 tháng đầu năm ở mức thấp. Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng 0,76% so với cuối năm 2011 (nếu tính cả số dư đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác thì tăng khoảng 1,4%).
Tín dụng tăng trưởng thấp nhưng tín dụng tăng cao đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, giảm mạnh đối với các lĩnh vực không khuyến khích. Tính đến 31/5/2012, tín dụng xuất khẩu tăng 12,63%, nông nghiệp nông thôn tăng 3%, công nghiệp hỗ trợ ước tăng 7,13%; riêng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm 13,69%.
Dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích chiếm 5,25% so với tổng dư nợ cho vay, giảm -5,91% so với tỷ trọng cuối năm 2011 (11,16%).
NHNN đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ nhằm thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012.
Một trong nhiều kiến nghị của NHNN, đó là Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thống kê danh mục hàng tồn kho theo từng ngành cụ thể để chủ động đề cuất các giải pháp giải phóng hàng tồn kho, cải thiện môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế.
Một kiến nghị với Chính phủ, là các bộ, ngành phải triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm phân bổ, giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách và trái phiếu Chính phủ. Theo NHNN, thực tế giải ngân trong 6 tháng đầu năm là quá chậm, trong 6 tháng cuối năm khối lượng giải ngân sẽ rất lớn, phải đảm bảo tiến độ giải ngân hợp lý qua các tháng, tập trung chủ yếu vào quý III vừa nhằm giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là vật liệu xây dựng, tăng thêm thanh khoản cho nền kinh tế, góp phần khơi thông tín dụng ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng cho nền kinh tế, đồng thời không gây áp lực cho lạm phát vào năm sau.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưcơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ngân hàng, các TCTD mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa an toàn và hiệu quả...
DiaOcOnline.vn - Theo VnMedia
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: