Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
|
Thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng trong xu thế cạnh tranh và phát triển định hướng hội nhập kinh tế thế giới.
Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác & khách hàng của bạn.Thương hiệu còn dẫn dắt nhận thức, thái độ và hành vi nhân viên trong công việc hàng ngày nếu tổ chức chú trọng đến việc truyền thông thương hiệu nội bộ trước khi truyền thông ra bên ngoài.
Sở hữu thương hiệu mạnh thậm chí danh mục các thương hiệu mạnh là mơ ước của tất cả mọi lãnh đạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...Bài viết sau chia sẽ cách thức để xây dựng, phát triển và quản trị một thương hiệu mạnh như thế nào?
Xây dựng thương hiệu khởi đầu bằng việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ đối với sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu trong mối quan hệ cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành hàng thông qua đo lường sức khoẻ thương hiệu (nhờ nghiên cứu định lượng) về độ nhận biết thương hiệu, mức độ sử dụng & trung thành đối với thương hiệu; nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; xác định các yếu tố cạnh tranh chủ yếu và ưu thế cạnh tranh trong quan hệ với lợi ích cảm nhận bởi khách hàng; xác định hình ảnh công ty lý tưởng trong ngành hàng; xác định sự thật ngầm hiểu hay thấu hiểu khách hàng (nhờ nghiên cứu định tính).
Đây là cơ sở tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng định vị thương hiệu (brand positioning), hoặc tái định vị thương hiệu (brand re-positioning) hay đơn giản hơn là làm mới thương hiệu (brand refresh) nhằm tạo ra sự khác biệt & phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường & ngành hàng cạnh tranh.
Xây dựng nền tảng thương hiệu xác định tương lai mà thương hiệu nhắm đến (tầm nhìn), những gì bạn hứa hẹn và cam kết thực hiện (brand promise) lâu dài đối với mọi đối tượng mục tiêu liên quan đến doanh nghiệp.
Công việc định vị thương hiệu (với công cụ như brandkey) còn giúp xác định các yếu tố thương hiệu chủ chốt như ngành hàng cạnh tranh, phân khúc & thị trường mục tiêu, thấu hiểu khách hàng mục tiêu, lợi ích thương hiệu, điểm khác biệt, ưu thế cạnh tranh cốt lõi, lý do tin tưởng thương hiệu, giá trị & tính cách thương hiệu, bao gồm xây dựng nền tảng kích hoạt thương hiệu (brand activation platform) dựa trên cốt lõi thương hiệu (core value) để định hướng truyền thông tiếp thị cũng như hoạch định lộ trình & cách thức để đạt đến tầm nhìn thương hiệu trong tương lai.
Mọi quyết định đến quản trị thương hiệu như mở rộng thương hiệu (brand extension), xây dựng kiến trúc thương hiệu (brand architecture), truyền thông tiếp thị thương hiệu hay mua bán hay hợp nhất thương hiệu đều phải dựa trên nền tảng kích hoạt và cốt lõi thương hiệu này để phát huy hiệu quả cao nhất. Để tương tác và đối thoại hiệu quả với mọi đối tượng khách hàng mục tiêu, thương hiệu cần thể hiện rõ nét tính cách con người, thái độ và hành vi đối với mọi quan hệ liên quan đến tổ chức.
Hình thành nên tính cách thương hiệu (brand personality) rõ ràng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển một thương hiệu mạnh. Tính cách thương hiệu còn được sử dụng làm tiêu chí để thiết kế & gắn kết các yếu tố bản sắc thương hiệu (brand identity) - là cách thức doanh nghiệp thể hiện thương hiệu trước các đối tượng liên quan như màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh, giọng văn giúp tạo nên hình ảnh thể hiện nhất quán trên tất cả các phương tiện truyền thông tiếp thị.
Tính cách thương hiệu còn được biểu hiện ở mỗi thành viên của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy và nâng cao tầm nhìn và sứ mạng doanh nghiệp. Cũng như con người, một thương hiệu mạnh cần có tính cách rõ ràng & phù hợp với khách hàng mục tiêu sẽ tạo điều kiện cho thương hiệu dễ tiếp cận, gần gũi, đối thoại thành công & tạo cảm xúc sâu sắc hơn với khách hàng.
Bước kế tiếp bạn hãy thực hiện thiết kế thương hiệu (brand design) thật độc đáo & khác biệt dựa trên nền tảng chiến lược thương hiệu ở trên và được định hướng bằng mô tả thiết kế sáng tạo thương hiệu (brand creative design checklist).
Thiết kế thương hiệu cần truyền tải một ý tưởng chiến lược thương hiệu rõ ràng chứ không chỉ chú trọng đến yếu tố mỹ thuật thuần túy vì thiết kế có tác động lớn đến tình cảm và cảm xúc của khách hàng đồng thời có tác dụng hiện thực hóa thông điệp & hình ảnh thương hiệu.
Bản sắc của thương hiệu mạnh cũng cần được kiểm soát cẩn trọng để duy trì hình ảnh thương hiệu nhất quán nhờ tài liệu quy ước các tiêu chuẩn thiết kế & truyền thông thương hiệu trên các phương tiện truyền thông có tên là tài liệu hướng dẫn bản sắc và truyền thông thương hiệu (corporate/brand identity guidelines). Điều này giúp công ty bạn truyền thông thương hiệu hiệu quả, góp phần xây dựng & duy trì sự tin tưởng và quan hệ lâu dài với mọi đối tượng liên quan dựa trên tính nhất quán.
Kết hợp các nguồn lực tiếp thị của doanh nghiệp thể hiện trong các kế hoạch truyền thông tiếp thị hợp nhất (Integrated Marketing Communication - IMC) là bước đi kế tiếp nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của tiếp thị.
Kế hoạch này giúp bạn xác định các mục tiêu truyền thông tiếp thị phù hợp với chiến lược thương hiệu/tiếp thị đồng thời giúp phân bổ & sử dụng các nguồn lực hữu hạn cho các chương trình tiếp thị cụ thể hay sử dụng tối ưu các kênh truyền thông phù hợp theo phương thức tổng hợp nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh & mục tiêu thương hiệu đề ra.
Nếu xây dựng & phát triển thương hiệu là tiền đề giúp định vị & tính cách thương hiệu thì quản trị thương hiệu là công việc quan trọng kế tiếp để duy tri bản sắc và & phát triển giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) vô hình về lâu dài. Mọi giá trị thương hiệu đều có thể chuyển đổi thành giá trị tài chính dựa trên sức mạnh thương hiệu.
Thương hiệu là khái niệm có thể đánh giá & đo lường được sức mạnh và giá trị thông qua các phương tiện truyền thông tiếp thị tại mọi điểm tiếp xúc với mọi đối tượng liên quan đến doanh nghiệp bao gồm khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, đối tác kinh doanh và các phương tiện truyền thông khác nhau.
Như vậy, nếu tổ chức của bạn có nhu cầu:
* Phát triển thị phần;
* Tìm kiếm sự khác biệt & độc đáo để thu hút, gắn bó khách hàng mục tiêu;
* Cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cạnh tranh;
* Đa dạng hóa sản phẩm/ngành nghề hoặc theo đuổi chiến lược đa thương hiệu
* Đánh giá & đo lường sức mạnh thương hiệu;
* Tạo động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên cam kết gắn bó với doanh nghiệp hay thu hút nhân tài từ bên ngoài; * Nhượng quyền kinh doanh để mở rộng kinh doanh
* Đảm bảo gia tăng lợi thế cạnh tranh lâu dài và phát triển lợi nhuận trước mắt và lâu dài thì tổ chức bạn cần cam kết xây dựng, phát triển & quản trị thương hiệu mạnh và phát triển bền vững theo các bước phát triển thương hiệu nói trên trong mối liên kết chặt chẽ với chiến lược doanh nghiệp.
DiaOcOnline.vn - Theo Saga
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: