Điều gì khiến hầu hết các doanh nghiệp đều không thể thực hiện phương pháp quản lý rủi ro chiến lược này? Đó chính là sự cần thiết học hỏi cách tư duy mới.
Từ trước đến nay rủi ro và thành quả thường được xem như song hành với nhau – điều này có nghĩa rằng để có được kết quả thành công lớn bao nhiêu thì bạn cũng cần biết chấp nhận những rủi ro lớn bấy nhiêu. Và theo quan điểm này thì rủi ro chỉ đơn giản là một thực tế đau thương nhưng không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
Ngoại trừ rằng rủi ro và thành quả không phải lúc nào cũng gắn bó mật thiết với nhau, thì bạn đều có thể đồng thời vừa hạn chế những rủi ro mà mình gặp phải cũng như vừa nâng cao được thành quả đạt được của mình. Trên thực tế, điều đó không chỉ có thể xảy ra mà cần phải xảy ra.
Các nhà lãnh đạo của những công ty thành công nhất ngày nay không phải là những người cam chịu rủi ro mà lại chính là những người định hướng được rủi ro. Cho dù là ngày hay đêm thì họ vẫn luôn suy ngẫm về những rủi ro gặp phải, cũng như họ liên tục làm việc nhằm phát triển và thực thi các chiến lược để hạn chế và chuyển đổi các rủi ro thành những cơ hội phát triển đột phá. Đó chính là lý do khiến các hãng như Toyota, Coach, Tsutaya hay những công ty định hướng được rủi ro lớn khác vẫn thu về nhiều lợi nhuận hơn trong khi lại ít gặp rủi ro hơn các đối thủ cùng ngành.
Ban đầu, quan điểm khác thường này nghe có vẻ quá hoàn hảo để trở thành sự thật cho tới khi xuất hiện một tiền lệ trong giới kinh doanh vào những năm đầu thập niên 1980. Theo suy nghĩ thông thường thời bấy giờ thì bạn chỉ có thể có sản phẩm chất lượng cao hoặc được hưởng chi phí thấp, chứ không có chuyện được cả hai điều cùng lúc. Và điều đó dẫn tới một tình trạng gần như cam chịu đối với những sản phẩm mà chúng ta mua về, từ những mặt hàng cao cấp chẳng hạn như ô tô đến những sản phẩm gia dụng bao gồm máy xay sinh tố hay tivi. Thế nên: “Nếu chúng ta muốn có sản phẩm chất lượng tốt hơn thì chúng ta phải trả nhiều tiền hơn. Vấn đề chỉ có vậy”.
Và điều này vẫn đúng cho đến khi những nhà sản xuất ô tô và đồ điện tử Nhật Bản phá bỏ được lối suy nghĩ thông thường đó, bằng cách phát triển một lối tư duy mới dựa trên việc sử dụng những câu hỏi cụ thể cùng các phương pháp phân tích sáng tạo trong việc khắc phục những vấn đề về chất lượng.
Vậy là đột nhiên vấn đề bỗng trở nên rõ ràng rằng chất lượng cao và chi phí thấp đều có thể đạt được cùng một lúc nếu bạn suy nghĩ hoàn toàn khác và thay đổi các cách thức sản xuất của mình. Vào thời điểm đó, những ý tưởng hay các công cụ như quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management), cơ chế cải tiến liên tục (Continuous Improvement) và phương pháp quản lý chất lượng sáu xích-ma (Six Sigma) đều trở nên phổ biến trong nhiều công ty cũng như với toàn bộ các ngành công nghiệp. Ngày nay, những mức độ về kiểm soát chi phí và chất lượng một khi đã được đánh giá là không thể thì lại được xem như tồn tại vững bền hơn trên thị trường.
| Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng |
NXB Tổng hợp TP.HCM |
Giá bìa: 86.000 VNĐ |
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: