Các chuyên gia của Công ty Savills Việt Nam cho biết, có sự thay đổi xu hướng và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào bất động sản.
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cũng cho biết, nhiều yếu tố thuận của kinh tế năm 2013 như tổng doanh thu bán lẻ đạt hơn 124 tỷ USD, tăng trưởng GDP hơn 5,42%, tăng trưởng tín dụng năm 2013 khoảng 12%… đã tạo nên những tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Đặc biệt, lượng kiều hối 11 tỷ USD trong năm 2013 và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2013 lên tới hơn 21,6 tỷ USD, càng tạo thêm lực cho thị trường bất động sản.
Nhà đầu tư nước ngoài đang thay đổi "khẩu vị" với bất động sản
|
Năm 2014, nhiều chính sách vĩ mô được thực hiện sẽ tạo tác động tốt tới thị trường bất động sản, đặc biệt là những rộng mở trong chính sách cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là “tín hiệu khả quan” thúc đẩy đầu tư vào bất động sản.
Theo các chuyên gia của Savills Việt Nam, hiện FDI vào bất động sản đang có xu hướng thay đổi.
Ông Trần Như Trung cho biết, dòng vốn FDI vào bất động sản, cho đến thời điểm này, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... và nhóm nhà đầu tư này có các “khẩu vị” khác nhau. Ví dụ, nhà đầu tư Nhật Bản chỉ quan tâm đến các dự án chặt chẽ về sản phẩm, cao về chất lượng, nhưng số lượng không cần nhiều; các nhà đầu tư Hàn Quốc lại thích số lượng và quy mô dự án. Trong khi đó, nhóm các nhà đầu tư đến từ Singapore và Malaysia lại thích bất động sản đất ở. Một số đầu tư nhỏ khác đến từ Hồng Kông, Đài Loan thì thích bất động sản xinh xắn.
Năm 2013 là năm thị trường chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư vào bất động sản dưới hình thức mua lại dự án. Ông Trung cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới bất động sản Việt Nam như kinh doanh khách sạn, bán lẻ và “nếu nhìn vào lượng FDI đăng ký không ngừng tăng qua các năm. Kể cả lúc khó khăn nhất, hầu như không có sự thay đổi về mức độ quan tâm tới bất động sản. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất, ngoài thủ tục hành chính, thì ngoài dung lượng thị trường bất động sản còn nhỏ, loại tài sản có tính chất pháp lý rõ ràng, minh bạch… vẫn chưa nhiều.
“Đặc biệt là vấn đề pháp lý, có những dự án đã hoàn tất thương thảo, nhưng tới giờ chót, lại thiếu một số chứng nhận pháp lý như nước thải, phòng chống cháy nổ… khiến thương vụ bị nhỡ nhàng”, ông Trung cho biết.
Ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam nhận xét, ngoài Dự án Tokyu (Bình Dương) là đáng kể thì lượng vốn FDI đầu tư vào bất động sản không sôi động như các năm trước, nhưng lại có tiến triển khá về giải ngân.
“Năm 2014 chúng tôi nhận thấy tiềm năng khá lớn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, chính là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc mới có thể tâm điểm của mọi chú ý. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều các yêu cầu mua lại các dự án bất động sản từ Trung Quốc. Điển hình nhất là năm 2013, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hông Kông) chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, Công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup”, ông Troy Griffiths cho biết.
DiaOcOnline.vn - Theo Đầu tư
Hỗ trợ dịch vụ
Liên hệ phòng kinh doanhKẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI TẠI: